Page 29 - Huế Trong Tôi
P. 29
đạo, thích chữ vào mặt rồi đày đi vùng rùng sâu nước
độc với những đạo trưởng trong nưóc không chịu bỏ đạo
và những ai chứa châ'p giáo sĩ nước ngoài, cũng như đốt
phá nhiều nhà thò và làng xóm đạo... Nhưng Chính phủ
Pháp lúc này vẫn chưa có điều kiện tiến hành cuộc can
thiệp vũ trang ở một vùng đâ't xa.
Phải đêh cuối năm 1856, sau khi mâu thuẫn Anh -
Pháp tạm thời hòa hoãn, kết hợp với báo cáo của các giáo
sĩ và thương nhân cho biết tình hình ngày càng suy đốn
của triều đình Huế đang rôl loạn vì các phe phái nổi dậy
chông lại triều đình thì tư bản Pháp mới dứt khoát hành
động. Các tàu chiến Catinat, rồi Capricieuse tới Huế và
Đà Nằng và cuối cùng phái viên của Napoléon III tói Đà
Nằng (ngày 23-1-1857) với danh nghĩa sang thương
thuyết với triều đình Huế về vấn đề truyền đạo và buôn
bán, thực chất là để dọn đường cho một cuộc can thiệp vũ
trang sắp tới.
Vua Tự Đức trước sau vẫn cương quyết cự tuyệt. Để
thấy rõ hơn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, trước
khi Montiguy tới Đà Nang thì Chừửì phủ Pháp đã chỉ thị
cho Phó đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy hạm đội
Pháp đang tham gia cuộc liên quân tâh công Trung Quốc
rằng sau khi bắn phá xong Quảng Châu, thì phải đưa
quân về ngay Đà Nắng để hành động. Cuối cùng, quyết
định can thiệp vũ trang xâm lược Việt Nam đã được
Napoléon III thông qua (tháng 7-1857) và sau khi đánh
phá xong Quảng Châu, thì quân Pháp hợp lực vói quân
Tây Ban Nha kéo thẳng xuống vùng biển phía Nam.
27