Page 114 - Huế Trong Tôi
P. 114
cuối thế kỷ XIX của tư tưởng duy tân đầu thế kỷ XX, với
vai trò trực tiếp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu,
trong số đó có Cử nhân Nguyễn Thông quê gốc ở Tân An -
Gia Định. Khi Pháp đánh chiếm ba tinh miền Đông Nam
Kỳ (1862), rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867), Nguyễn
Thông đã bất hợp tác, sau đó cùng các sĩ phu khác dời gia
đình đêh Bình Thuận (Nam Trung Kỳ).
Trong thòi gian "tị địa" ở Phan Thiết, Nguyễn Thông
đã lập Đồng Châu xã nhằm liên kết, tập hợp những người
di cư từ các tmh Nam Kỳ ra hợp tác hỗ trợ nhau cùng
làm ăn, ổn định đời sống và dựng một ngôi nhà nhỏ lấy
tên là Ngọa Du Sào để nằm đọc sách, ngâm thơ. Đó cũng
là thời điểm ông cáo quan xin nghỉ dài hạn về nhà dưỡng
bệnh. Ngọa Du Sào đã trở thành địa điểm mở Trường
Dục Thanh ngay khi mới thành lập vào năm 1907. Hai
con trai của ông Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lợi và
Nguyễn Quý Anh cùng với Trương Gia Mô’ được coi là
"những hạt nhân gãy dựng phong trào Duy Tân ở Bình
Thuận". Người địa phương có công đầu trong việc góp
1. Trương Gia Mô (1866 - 1929) là nhà nho, nhà thơ danh tiếng,
liên quan đến thầy giáo Nguyễn Tâ't Thành ở Trường Dục Thanh.
Có ý kiến cho rằng, năm 1909, ông là người đưa Nguyễn Tất
Thành đến dạy học tại Trường Dục Thanh và cũng chính ông năm
1910 đã cùng Tăng Bạt Hổ, Trần Lệ Châl đưa Nguyễn Tâl Thành
vào Sài Gòn tìm đường sang Pháp. Khoảng từ năm 1927 ở Nam
Kỳ, ông thường tiếp xúc với Phó bảng Nguyễn Sinh Huy ở Châu
Đốc, Cao Lãnh. Là người bị mật thám theo dõi ráo riết vì những
hoạt động chống Pháp.
112