Page 145 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 145
Tương tự như nhiều quốc gia khác, Việt Nam hiện vẫn
còn duy trì hình phạt tử hình xuất phát từ yêu cầu phòng,
chông tội phạm. Tuy nhiên, trong thòi gian gần đây, sô" điểu
luật có khung hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự của
Việt Nam đã được giảm đi đáng kể (từ 44 điều trong Bộ luật
hình sự năm 1985 xuốhg còn 29 điều trong Bộ luật hình sự
năm 1999 và 22 điều hiện nay'). Theo Điều 35 Bộ luật hình
sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Tủ hình là hình
phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tủ hình đối
vói người chưa thành niên phạm tội, đôì với phụ nữ có thai
hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội
hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ
nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổỉ’^. Pháp
luật hình sự Việt Nam cũng bao gồm những quy định chặt
chẽ về thủ tục để bảo đảm xét xử công khai, minh bạch và
công bằng trong các vụ án có hình phạt tử hình.
1. Ngày 19-6-2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bô
sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó bỏ hình phạt tử
hình trong 8 tội danh khác bao gồm: Tội hiếp dâm (Điều 111); Tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (Điểu 139); Tội buôn lậu (Điểu 153); Tội làm, tàng trữ,
vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điểu 180);
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197); Tội chiếm đoạt tàu
bay, tàu thủy (Điều 221); Tội đưa hốì lộ (Điểu 289); Tội hủy hoại vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điểu 334).
2. Hình phạt tử hình được quy định tại Điều 40 Bộ luật hình sự năm
2015, có hiệu lực kể từ ngày 01-7-2016.
145