Page 142 - Hỏi Đáp Kỹ Thuật Canh Tác Trên Đất Dốc
P. 142
+ Trên trảng cỏ cao, cây bụi phục hồi, chịu hạn: trồng
các cây đặc sản rừng có yêu cầu ve đất trồng không cao.
+ Trên trảng cỏ bụi cao, phục hồi sau nương rẫy: trồng
các cây đặc sản rừng có yêu cầu về đất trồng tương đối tốt...
+ Trường hợp các cây ưa bóng ở mức độ cao trong
giai đoạn đầu: chỉ cần phát quang, làm sạch cỏ xung quanh
hố trồng, cố gắng để lại tán che cíỉa các cây bên trên.
Trong quá trình chăm sóc, phát quang để tăng lượng chiếu
sáng theo nhu cầu ánh sáng của các cây trổng bổ sung.
• Làm giàu rừng tự nhiên bằng cây đặc sản rừng và
cây lấy quả chịu bóng hoặc ưa bóng trong giai đoạn đầu,
cho thú nhập thường xuyên, hàng năm trên các đối tượng:
- Các rừng tre, nứa, vầu, trúc thuần loài hoặc pha cây gỗ.
- Các rừng tiên phong phục hồi trừ trảng cỏ cao và cây
bụi: rừng khộp, rừng sau sau, rừng săng lẻ, rừng chẹo, rừng
cáng lò, rừng tống quá sủ...
- Các rừng tiên phong phục hồi sau nương rẫy: rừng bồ
đề, rừng mỡ, rừng ràng ràng, rừng hu đay...
- Các loại rừng gỗ tự nhiên nghèo kiệt qua khai thác chọn.
* Trồng xen dưới tán các loại cây đặc sản rừng có tầm
vóc cao to, lại ưa bóng hoặc chịu bóng trong giai đoạn đầu
dưới tán rừng tre,nứa, trúc, vầu thuần loài hoặc pha cây gỗ.
Ví dụ trồng xen Trám trắng, quế dưới tán các rừng tre,
nứa, vầu, trúc.
Đến giai đoạn ưa sáng, các cây gỗ Trám trắng, quế sẽ
chiếm lĩnh tầng trên cao và tạo ra rừng có kết cấu 2 tang cây:
+ Tầng I (tầng trên cao) Trám trắng hoặc quế có độ
tàn che 0,4-0,5.
+ Tầng II là tầng tre, nứa, vầu hoặc trúc.
Với cấu trúc này, ngoài ý nghĩa về kinh tế, các cây gỗ
trồng xen với tre, nứa, vầu, trúc còn có tác dụng tạo ra độ
ẩm không khí trong rừng và cường độ ánh sáng thích hợp
cho măng tre nứa, vầu trúc sinh trưởng tốt và ít bị gẫy đo
khi có bão hoặc gió mạnh.
140