Page 5 - Hai Bà Trưng
P. 5
chuyện huvễn hoặc để ra phần ngoại sử. Cuộc khởi
nghĩa bà Trưng và triều đại TrUng Vương phải là một
tồn tại khẳng định. Nhiệm vụ của giới nghiên cứu sử
học hiện nay và mai sau, nhất định phải làm cho rõ
ràng và đầy đủ sự kiện này.
Do đó, mà lâu nay, về Hai Bà Trưng chúng ta chỉ
mới có đưỢc dăm bảy dòng ghi trong sách giáo khoa
tiểu học, mà lên đến các cấp học cao hơn, cũng không
thể bô sung đưỢc gì. Song thực tế cuộc sông lịch sử
trong 20 thế kỷ qua thì lại khẳng định vối chúng ta
một cách khác. Cụ thể là:
Nhân dân vô cùng thương kính, lập đền thờ Hai
Bà Trưng ở khắp nơi trong cả nước. Trong cõi linh
nghiêm hai Bà trở thành thần và luôn luôn ứng hiển,
phù hộ cho nhân dân, đất nước.
Đền thò chính của Hai Bà Trưng ở Hát Môn (Hà
Tây) và Hạ Lôi (Vĩnh Phú). Một đền Hai Bà Trưng nữa
ở Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội). Đền này
được xây từ năm 1142, ở triều vua Anh Tông, nhà Lý.
Tương truyền sau khi chết, khí anh linh của Hai
Bà kết thành tượng đá, theo dòng nước trôi xuôi, mãi
tới thời Lý mới tối vùng Thăng Long. Một đêm đầu
tháng hai âm lịch, hai pho tượng toả sáng trên dòng
sông Nhị, trước bãi Đồng Nhân, dân làng lấy vải đỏ
làm lễ buộc tượng đón bà vào. Tượng đá có cái thế hai
tay giơ cao như đang rẽ nước tiến lên, đầu đội mũ trụ,
thân mặc áo giáp đỏ, với tư thế lẫm liệt của người
chiến sỹ.