Page 41 - Giới Thiệu Thị Trường Hoa Kỳ
P. 41
đã tăng vọt. Năm 2005, Trung Quốc xuất vào Hoa Kỳ xấp xỉ 27 tỷ
USD, tăng 42,5% so với năm 2004. Tuy nhiên, sau khi Hoa Kỳ áp
dụng trở lại hạn ngạch đối với Trung Quốc từ tháng 5/2005 thì tốc
độ tăng nhập khẩu hàng dệt may từ nước này vào Hoa Kỳ đã chậm
lại nhưng vẫn luôn duy trì vị trí thứ nhất trong top các nước xuất
khẩu dệt may lớn nhất vào Hoa Kỳ. Năm 2013, kim ngạch xuất
khẩu dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đạt 40,68 tỷ USD, tăng
3,5% so với năm 2012 và tăng 50,3% so với năm 2005. Hiện tại,
kim ngạch xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào Hoa Kỳ chiếm
xấp xỉ 38% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ.
Trung Quốc hoàn toàn có thể thống trị thị trường dệt may thế
giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng nếu không bị hạn chế bởi điều
khoản tự vệ với Hoa Kỳ và EU. Sức mạnh cạnh tranh của Trung
Quốc chủ yếu nhờ (1) chi phí lao lao động trên mỗi đơn vị sản
phẩm rất thấp do mức lương thấp và năng suất lao động cao; (2)
Trung Quốc có thể sản xuất các loại vải, phụ kiện trang trí, bao bì
và hầu hết các phụ kiện khác dùng để sản xuất hàng dệt may và các
sản phẩm dệt khác; (3) Trung Quốc được giới chuyên môn đánh giá
là nơi tốt nhất về sản xuất quần áo và các sản phẩm dệt may khác
với bất kỳ chất lượng nào hay với bất cứ mức giá nào; (4) Trung
Quốc có khả năng cung cấp hàng dệt may với số lượng lớn trong
thời gian ngắn.
Hiện tại, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và trở thành nước
xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 vào thị trường Hoa Kỳ. Kể từ
năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ
dẫn trước Ấn Độ khoảng trên 1 tỷ USD. Năm 2013, kim ngạch
hàng dệt may mà Việt Nam đã xuất sang Hoa Kỳ đạt trị giá 8,4 tỷ
USD, tăng 14,6% so với năm 2012.
37