Page 161 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 161

cao tốc. Điều này hiện tại có thể đem lại lợi ích cho sự phát
       triển, nhưng rõ ràng là nó đang đi ngược lại với các nguyên
       tắc của phát triển bền vững.
           Hơn nữa theo chúng tôi, ở những nước đang phát triển,
       nơi mà hạ tầng cơ sở xã hội đang còn nghèo nàn, thì những
       lĩnh vực như xây dựng cơ bản, giao thông công chính, vẫn là

       những khu vực chủ chôt của nền kinh tế, và việc đầu tư cho
       phát triển những lĩnh vực này vẫn phải đưỢc ưu tiên hàng
       đầu chứ  không phải  chỉ là cho khu vực  kinh tế thông tin.
       Việc phát triển khu vực kinh tế thông tin ở các  nưốc đang
       phát triển nếu không để phục vụ cho sự phát triển của các
       lĩnh vực nói trên mà chỉ để phục vụ cho những kẻ “blogger
       bẩn”,  thì  sẽ  chỉ  là  một sự học  đòi  theo  mô"t  để  giành  đưỢc
       cái nhãn mác “kinh tế tri thức” đang trở thành thời thượng

       hiện nay, và như thế sẽ chỉ làm cho xã hội của họ càng chậm
       phát triển thêm mà thôi.

           3.  Cột trụ khoa học - công nghệ
           a.     Vai trò của khoa học và công nghệ đôĩ vôi xã hội tri thức

           Khoa học và công nghệ luôn là đòn bẩy phát triển của
       mọi  xã hội.  Trong xã  hội  tri  thức,  vai trò của  khoa  học và
       công  nghệ  lại  càng  quan  trọng  hơn  bao  giò  hết.  Hiện  tại
       người  ta  (chẳng  hạn  UNESCO)  đang  nói  đến  cuộc  cách
       mạng công nghiệp lần thứ ba  diễn ra vào thế kỷ XX,  xuất
       hiện cùng vối sự bùng nổ của các ngành công nghệ cao, đặc

       biệt là vào nửa cuối của thế kỷ XX, khi  một loạt công nghệ
       mới ra đời như công nghệ vi điện tử,  máy tính, quang điện
       tử, lade, vật liệu mới, hạt nhân, gen, tê bào,... Sự phát triển


                                                                161
   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166