Page 166 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 166
nhiên liệu hoá thạch. Nhưng chúng ta biết rằng nguồn
nhiên liệu hoá thạch là nguồn dự trữ năng lượng mặt tròi
có được từ vật chất hữu cơ. Nó phải mất hàng tỷ năm mới
hình thành được, vậy mà con người, mặc dù mới chỉ sử dụng
nguồn di sản năng lượng to lớn này trong vòng vài trăm
năm nay, mà có vẻ như đã làm cho nó cạn kiệt trông thấy.
Cho đến đầu thế kỷ XXI này, công tác thăm dò địa chất đã
được cải thiện đến mức hầu hết những mỏ dự trữ nhiên
liệu hoá thạch có khả năng khai thác của toàn cầu đã được
xác định. Người ta bắt đầu lo lắng rằng, với mức tăng khai
thác dầu mỏ trung bình hằng năm của thê kỷ XX là 4,5%
(từ 300 triệu thùng vào năm 1900 đến 24,5 tỷ thùng vào
năm 2000 (theo Deffeyes, 2001))\ thì nguồn dự trữ năng
lượng hoá thạch này chẳng mấy chốc mà cạn kiệt. So sánh
với mức tăng dân sô" thế giới từ một tỷ người vào năm 1859,
là năm mà “đại tá Drake” phát hiện ra mỏ dầu đầu tiên có
khả năng khai thác đưỢc tại thị tran Titusville thuộc bang
Pennsylvania của Hoa Kỳ, đến con sô" hơn 7 tỷ người hiện
nay, và đến con sô" ước tính khiêm tốn là 9,1 tỷ người vào
năm 2100, thì chúng ta sẽ thấy khả năng cung cấp nguồn
lực của dầu mỏ cho sự phát triển của các thế hệ tương lai
trở nên mong manh như thê’ nào. Chính vì vậy mà nhiệm
vụ của khoa học và công nghệ hiện đại là phải tìm ra các
1. Xem I. Anthony Cassils (Viện Dân sô' Canada): “Overpopulation,
Sustainable Development, and Security: Developing an Integrated
Strategy” (“Dân số quá đông <hay ‘nạn nhân mãn’>, phát triển bền
vững và an ninh; Triển khai một chiến lược hỢp nhất”), Population and
Environment, danuary 2004, Vol. 25, no. 3, tr. 183-184.
166