Page 167 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 167
nguồn nhiên liệu mới để bổ sung và dần thay thế cho các
nguồn nhiên liệu cũ, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng
đang ngày càng gia tăng theo cấp sô" nhân trong công cuộc
phát triển nhanh chóng như hiện nay. Đây chính là nhiệm
vụ nặng nề của ngành công nghệ năng lượng hiện đại.
Trước tình hình nói trên, các nước trên thế giới bắt đầu
tìm đến nguồn năng lượng nguyên tử. Ngay từ sau cuộc
khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất năm 1973, các nước
phương Tây bắt đầu phát triển mạnh các nhà máy điện
nguyên tử. Từ đó người ta càng nhận thức được tầm quan
trọng của năng lượng nguyên tử. Hội nghị năng lượng thế
giới lần thứ 14 ở Canada năm 1989, với 93 nước tham gia
cùng với 25 tổ chức quốic tế, đã khẳng định; “Loài người sẽ
không thể giải quyết được vấn đề năng lượng nếu không
phát triển năng lượng hạt nhân”*. Cho đến cuôl thế kỷ XX,
thế giới đã có khoảng 30 nước và vùng lãnh thổ có nhà máy
điện nguyên tử với 430 lò phản ứng, tổng công suất là 340
triệu kW, chiếm 16,7% tổng khôi lượng điện toàn cầu. Hoa
Kỳ có 109 lò phản ứng, với công suất 99 triệu kW; Pháp có
57 lò với 60 triệu kW; Nhật Bản có 48 lò với 38 triệu kW;
Hàn Quốc có 9 lò với 7,2 triệu kW; Đài Loan có 6 lò với 4,9
triệu kW, An Độ có 9 lò với 1,6 triệu kW^.
Rõ ràng, năng lượng hạt nhân là loại công nghệ đòi hòi
hàm lượng tri thức rất cao. Tuy nhiên, nó lại có nguy cơ mất
1. Trích theo Đặng Hữu (Chủ biên): Phát triển kinh tếtri thức - Rút
ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện dại hóa, Sđd, tr. 38.
2. Xem: Đặng Hữu (Chủ biên): Phát triển kinh tế tri thức - Rút ngắn
quá trình công nghiệp hóa, hiện dại hóa, Sđd, tr. 38.
167