Page 170 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 170
nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó quan trọng nhất
là ngành điều khiển học, tin học và lý thuyết truyền thông.
Tuy nhiên, cách gọi tắt công nghệ thông tin cũng khá phổ
biến ở nhiều nước và ở cả Việt Nam.
Chẳng hạn ở Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin
được hiểu và định nghĩa như trong Nghị quyết sô" 49/CP của
Chính phủ ký ngày 4-8-1993 vê phát triển công nghệ thông
tin như sau; “Công nghệ thông tin là tập hỢp các phương
pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện
đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ
chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội”. (Wikipedia tiếng Việt).
Còn nhóm tác giả Đặng Hữu thì định nghĩa: “Công nghệ
thông tin là hệ thông các tri thức và phương pháp khoa học,
các kỹ thuật, công cụ và phương tiện hiện đại, các giải pháp
công nghệ,... được sử dụng để thu thập, lưu trữ, xử lý, sản
xuất, xuất bản, phát hành và truyền thông tin nhằm giúp
con người nhận thức, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu
quả nhất nguồn tài nguyên thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt
động của con người”’. Và vẫn theo nhóm tác giả này thì công
nghệ thông tin có các chức năng quan trọng như sáng tạo
(nghiên cứu, thiết kế, giáo dục, đào tạo,...); truyền tải thông
tin (phát hành, mạng internet, xuất bản, phát thanh -
truyền hình, phương tiện thông tin đại chúng (đúng ra là
1. Đặng Hữu (Chủ biên): Phắt triển kinh tế tri thức - Rút ngắn quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Sđd, tr. 41.
170