Page 160 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 160
tổ chức nghiên cứu kinh tê quôh tế EIU, thì Việt Nam hiện
vẫn đứng trong sô" những nưốc cuôi bảng vê chỉ sô sẵn sàng
cho thương mại điện tử (tiếng Anh: e-readiness). Rõ ràng,
so vối thê giới, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.
*
Tuy nhiên, sau tất cả những gì nói về các đặc điểm
ưu việt của kinh tế tri thức, chúng tôi vẫn thâ"y chúng ta
không thể bỏ qua một điều quan trọng nhất. Đó là, xét từ
quan điểm phát triển bền vững, chúng ta không thể tuyệt
đối hoá tri thức và tài sản vô hình. Tri thức và tài sản vô
hình chỉ có thể là vật thêm vào cho nền kinh tế tri thức
hay xã hội tri thức, chứ nó không thể thay thế cho tài sản
hữu hình. Chúng tôi muôn nói điều này để cảnh báo về
một nguy cơ đang diễn ra ở nhiểu nơi trên thế giới: đó là
xu hướng vì coi trọng tài sản vô hình mà người ta đang
phá bỏ các tài sản hữu hình. Tình trạng đâ"t nông nghiệp
bị tàn phá, bị hoang mạc hoá và bị chuyển đổi thành đất
công nghiệp, nhà xưởng, khu đô thị và khu công nghệ cao...
đang diễn ra ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở hầu hết các nước
đang phát triển. Điều này cũng đã đưỢc Liên hỢp quốíc
khẩn thiết cảnh báo, và nó cũng đang diễn ra râ"t đáng
báo động ở Việt Nam. Hiện nay ở nước ta, tốc độ đô thị hoá
đang gia tăng rất nhanh, cùng với nó là diện tích đất nông
nghiệp cũng không ngừng bị thu hẹp như Miếng đa lừa của
Balzac. Chúng ta có thể thấy một hiện tượng rất phổ biến
là đường cao tốíc mở đến đâu là hai bên đường đất nông
nghiệp bị nhường chỗ cho khu công nghiệp đến đấy. Thậm
chí các khu hành chính địa phương cũng vươn ra đường
160