Page 120 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 120
Vậy tự do diễn đạt là gì?
Cũng theo UNESCO, sự xuất hiện của một xã hội thông
tin toàn cầu sẽ ít có ý nghĩa nếu nó không được dựa trên
nguyên tắc về tự do diễn đạt. Như trên cho thấy, tự do diễn
đạt kéo theo tự do quan điểm, tự do ngôn luận bằng lời
nói và chữ viết, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin và
tiếp cận dòng lưu thông tự do các dữ liệu và thông tin. Nếu
không có tự do diễn đạt thì sẽ không thể có xã hội thông tin
và xã hội tri thức. Tự do diễn đạt, cùng vứi các quyền tự do
khác, cũng bảo đảm rằng các cá nhân trên khắp thế giới sẽ
không bị ngập chìm trong đống khối lượng khổng lồ các dữ
liệu mơ hồ do cuộc cách mạng thông tin tạo ra, “bởi vì chính
là thông qua việc tìm kiếm thông tin phù hỢp, qua trao đổi,
chia sẻ, thảo luận và hoạt động khoa học và tự do sáng tạo
mà thông tin mới có thể trỏ thành tri thức. Như thế, tự do
diễn đạt là sự bảo đảm không chỉ cho chính khả năng xây
dựng các xã hội tri thức đích thực, mà còn bảo đảm cho tuổi
thọ lâu dài của chúng”*.
Các xã hội tri thức cổ xưa đều là những xã hội dựa trên
sự giữ bí mật. Đến thòi đại thông tin, tự do diễn đạt cùng
kết quả của nó là tự do thông tin sẽ là cái bảo đảm cho chiều
cạnh dân chủ của xã hội tri thức hiện đại. Nhưng quyển tự
do diễn đạt có phải là một quyền tuyệt đốỉ không?
Mặc dù Đại hội đồng Liên hỢp quốic đã tuyên bô ngay từ
đầu rằng “quyền tự do diễn đạt là hòn đá thử vàng cho mọi
quyền và mọi quyền tự do khác” (Nghị quyết 59(1) hgày
1. Xem UNESCO; Towards KnowIedge Societies, Tlđd, tr. 38.
120