Page 86 - Di Tích Lịch Sử
P. 86

Dư. Đình nằm trong cụm di tích Đình, Chùa, Miếu, Nghè và đã được Bộ Văn hoá -
     Thông tin cấp bằng công nhận là cụm Di tích Lịch sử và Kiến trúc nghệ thuật.
         Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê (khoảng thế kỉ XVII) và được tu sửa nhiều
     lần vào thời Nguyễn để thờ thành hoàng làng là các vị Tiên Công đã có công lập ra xã
     Quan Lạn và thờ Trần Khánh Dư, một vị tướng giỏi thời nhà Trần, người có công lớn
     trong trận đánh đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn, Cửa Lục góp phần
     quan trọng vào đại thắng Bạch Đằng năm 1288.
         Đình xây theo kiểu chữ công (X ), gổm 5 gian 2 chái tiến đường, 3 gian ống muống
     và 1 gian chái hậu cung. Đình có 32 cột cái và 26 cột quân bằng gỗ mần lái và gỗ lim. Mái
     đình lợp bằng ngói vẩy, trên bờ nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt. Đề tài trang trí chủ
     yếu ở đầy là hình tượng rổng, phượng và hoa lá, được thể hiện với các sắc thái khác nhau
     trên mỗi bức cốn, đầu bẩy, đẩu dư, câu đẩu, cửa võng... Các đẩu đao uốn cong khiến cho
     đình trông đổ sộ nhưng rất uyển chuyển và bay bổng. Các đầu bẩy đểu chạm khắc hình
     rồng. Hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ ở đình là pho tượng Trần Khánh Dư và 18 sắc
     phong của các vua triểu Nguyễn phong cho Thành hoàng làng Trần Khánh Dư.
         Đây là một ngôi đình cổ nằm trên một hòn đảo rất xa bờ, một chứng tích cho đời
     sống làng xã lâu đời của người dân.
         Lễ hội đình Quan Lạn diễn ra từ 10 đến 20/6 âm lịch (chính hội 18/6).

         Chùa Quan Lạn:
         Chùa nằm bên cạnh đình Quan Lạn  (hay còn gọi Linh Quang Tự), theo hướng
     đông nam. Chùa có kiến trúc giản dị với 3 gian. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái
     đường và hậu cung.






























                                    Cổng chùa Quan Lạn

                             Môt số í>i tícVi lỊcVi sử  -  VĂM VioÁ Việt N avm
                                        c   87  )
   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91