Page 82 - Di Tích Lịch Sử
P. 82

Hưng Đạo đã nghiên cứu kĩ lưỡng quy luật thủy triều của con sông này để vạch ra thế
       trận cọc để mai phục quân Mông Nguyên
           Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dấn Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn
       trên sông Bạch Đằng, là nơi đoàn thuyền của quần Nguyên sẽ phải đi qua trên đường
       rút chạy.  Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được
       đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông
       Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước.  Ghểnh Cốc là
       một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Đằng nhưng phía dưới sông Chanh,
       đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông
       ngẩm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí
       mật mai phục phía sau Ghểnh  Cốc,  Đổng Cốc,  Phong Cốc,  sông  Khoái,  sông Thái,
       sông Gia Đước, Điển Công.  Bộ binh được bố trí ở Yên Hưng -  dọc theo bờ bên trái
       sông Bạch Đằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Đằng, núi Đá Vôi... ngoại trừ
       sông Đá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Tại đây, ngày 9/4/1288, quần đội
       nhà Trần do Trấn Hưng Đạo chỉ huy đã đánh tan tác đạo binh Mông Nguyên do Ô Mã
       Nhi cầm đầu khi chúng tiến vào sông Bạch Đằng.
           Bãi cọc Bạch Đằng tổn tại cùng thời gian là nhân chứng trong lịch sử chống giặc ngoại
       xâm của dần tộc ta, nơi ghi dấu thiên tài quân sự của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.
           Bãi cọc  Bạch đằng được phát hiện vào  năm  1953  khi nhân dần trong vùng đào
       đất đắp đê. Hiện còn hàng trăm cọc, một số cọc được cắm thẳng đứng, đa số cọc nằm
       chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ chi. Cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu,
       đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị gãy. Độ dài trung bình của chúng từ 2m đến 2,8m;
       có cái dài tới 3,2m.  Phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8m đến  Im.  Đầu phía trên của
       cọc nằm dưới mặt đất khoảng 0,5m đến trên l,5m. Toàn bộ bãi cọc đã được xây kè bảo
       vệ với diện tích 220m^, trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát hiện, sầu dưới bùn
       hơn 2m, nhô cao từ 0,2 đến 2m. Mật độ cọc ở nửa bãi phía nam là 0,9 đến Im^ có một
       cây, nửa bãi phía bắc từ 1,5 đến 2m^ có một cây.
           Di tích bãi cọc Bạch Đằng nằm trong một quẩn thể gồm nhiều di tích lịch sử và
       kiến trúc  nghệ  thuật  đã  được  Nhà  nước xếp  hạng cấp  Quốc  gia,  nằm  ở huyện Yên
       Hưng tỉnh Quảng Ninh. Đây thực sự là một quẩn thể di tích lịch sử -  văn hoá có giá
       trị lớn có tác dụng giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộc.


           Đền Trần Hưng Đạo
           Đển Trân Hưng Đạo toạ lạc trên đổi đất bên bờ sông Bạch Đằng thuộc địa phận
       xã  Yên  Giang,  huyện  Yên  Hưng,  Quảng  Ninh.  Đền  được  Bộ  Văn  hoá  -   Thông  tin
       cấp bằng công nhận là Di tích  Lịch sử  cùng với miếu Vua Bà  (số  100 VH/QĐ  ngày
       21/1/1990) bồ sung cho Di tích Bãi cọc Bạch Đằng.
           Đển Trần Hưng Đạo trước đây được xây dựng ở khu hậu đổng, cách đền ngày nay
       gẩn  l.OOOm vể hướng đông, năm  1936 mới chuyển vể cạnh miếu Vua Bà ở vị trí hiện
        nay.  Đền được xây dựng ngay trên mảnh đất diễn ra trận đại thắng Bạch Đằng năm
        1288 mà những cọc gỗ dưới đấm Yên Giang là một minh chứng.

                               Một số t>i tícVl lịcVl s ử  - V Ẳ M  VioÁ Việt N a v m
                                          c   83  >
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87