Page 78 - Di Tích Lịch Sử
P. 78
Năm 1993, Bảo tàng mở của đón khách thăm quan, với hơn 700 hiện vật, 102 bức
ảnh, 4 bức tranh bằng gốm tráng men, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đổng, 5 hộp hình,
một nhóm tượng bằng đồng và nhiều hiện vật bổ trợ. Bảo tàng đã giới thiệu khái quát
sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các vua Hùng thông qua các nội dung trưng bày
với các chủ đề chính:
Lễ hội Đền Hùng
Dù ai đi ngưỢc vẽ xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Lễ hội đển Hùng (còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương) là một lễ hội lớn mang tầm vóc
quốc gia, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị
vua đẩu tiên của dân tộc. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội
thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh
trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng và kết thúc
vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội
đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành
Quốc giỗ tổ chức lớn vào những nàm chẵn.
Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng,
kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lẩn lượt qua các đền để
tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên
những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.
Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cẩu của đời sổng
tâm linh. Mỗi người đểu thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm
nói hộ những điểu tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi
nắm đất, gốc cây nơi đây đểu linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những
gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức
hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co,
hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy
binh luyện chiến.
Từ năm 2007, Nhà nước Việt Nam quyết định lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm là
ngày nghỉ lễ. Lễ hội đển Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các
năm chẵn sẽ có quy mô ở cấp trung ương. Lễ hội đển Hùng không chỉ diễn ra ở khu di
tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước.
Môt »ố bi tícli lịcVt sử - VẰM VtoẢ Việt ■Na»m
c 79 >