Page 53 - Di Tích Lịch Sử
P. 53

Dịch nghĩa:
                “Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từxứa đã có chuyện này rồi. Đời nhà Hán thì bọn Hung
           Nô, đời nhà Đường thì rỢ Đột Quyết, các rỢ mán ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng kiểu
            như vậy. Mới đây,  vì chính sự nhà Trẩn,  nhà Hổ suy yếu, các bể tôi nơi phên dậu trở nên
            ương ngạnh. Cát Hãn nhờn theo thói củ cứ như thế không thôi. Nay ta đem quân đi chinh
           phạt, thủy bộ cùng tiến công chỉ một trận đã dẹp yên đưỢc. Nhân đây làm một bài thơ khắc
            vào đá để răn các tù trưởng rỢ đời sau ngang ngạnh với giáo hoá, thơ rằng:
                                  Bọn quân điên cuồng sao dám tránh sự trừng phạt,
                                  Dân biên thùy đã từ lâu đợi ta đến cứu sống.
                                  Kẻ bầy tôi làm phản từ xưa vẫn có,
                                  Đất đai hiểm trở từ nay không còn.
                                  Tiếng gió thổi hạc kêu làm cho quân giặc run sỢ,
                                  Sông núi từ nay nhập vào bản đổ.
                                  Để thơ khắc vào núi đá
                                  Trấn giữ phía tây nước Việt ta.
                                  Ngày lành tháng Chạp năm  Tân Hợi (1431)
                                  Ngọc Hoa động chủ để.”
               Có thể nói văn bia Lê Lợi là một di tích lịch sử có nội dung phong phú và có giá
            trị vể mặt lịch sử, địa lí và văn học. Bên cạnh những giá trị này, văn bia trên còn cho
            tháy vua Lê Thái Tổ là một người văn võ toàn tài, có nhiểu công lao trong công cuộc
            giải phóng và bảo vệ bờ cõi của đất nước Việt; khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững
            biên cương và giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của người anh hùng đất
            Lam Sơn. Đầy là một di sản văn hoá của dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng
            văn học Việt Nam ở thế kỉ XV.
                Ngoài ra, nơi vách đá có khắc bài thơ thứ nhất còn được coi là một tấm bia có niên
            đại lầu nhất ở Lai Châu và có ý nghĩa khẳng định chủ quyển cương vực Việt Nam. Vì
            vậy, tấm bia đã được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia (theo Quyết định số  10/QĐ-
            VHTT ngày 9/2/1981, của Bộ trưởng Bộ Văn hoá). Tên gọi xã Lê Lợi (huyện Sìn Hổ,
            tỉnh Lai Châu) cũng phát xuất từ đấy.
                Theo thông tin trên website báo Điện Biên Phủ, để tránh ngập khi Thủy điện Sơn La
            hoàn thành, năm 2006 Bộ Vân hoá, Thể thao và Du lịch đã ra văn bản chỉ đạo cơ quan chức
            năng của Lai Châu thực hiện việc di dời “bia Lê Lợi” (tức nơi vách đá có khắc bài thơ thứ
            nhất) đi nơi khác. Hơn 500 năm nằm yên trên vách đá, năm 2010, khi thủy điện Sơn La bắt
            đầu phát điện tồ máy số 1 văn bia Lê Lợi được chuyển đến khu di tích mới. Khu di tích này
            rộng khoảng 500m^ hướng bia ra sông Đà, có cả đường thuỷ và đường bộ.
                Chiều ngày 1/9/2010, bản sao của văn bia này đã được chép lại và chuyển về khu
            tưởng niệm vua Lê Lợi ở bờ Hồ Hoàn Kiếm để nhân  dân trong nước có thể chiêm
            ngưỡng kiệt tác lịch sử của cha ông, chào mừng kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long -  Hà
            Nội. Tuy nhiên, những người yêu thích cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng và cảnh vật bên
            con sông Đà huyền thoại vẫn lặn lội đến với xã Lay Tổ để được tận mắt chiêm ngưỡng
            di tích này.


                                   Một sấ &i ticV) lịcli sử -  VÃM tioÁ Việt ■Naw
                                              (   54  )
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58