Page 507 - Di Tích Lịch Sử
P. 507

gạch tàu,  mái lợp ngói ầm dương.  Năm  1952  chùa được trùng tu lần thứ ba do hoà
     thượng Thích Huệ Thành chỉ đạo. Lẩn trùng tu này đã đem lại cho ngôi chùa diện mạo
     mới. Giảng đường, khách đường, tăng đường được xây dựng và mở rộng thêm. Mái
     chùa, nến gạch và nhiều chi tiết khác được xây dựng bằng vật liệu hiện đại.
         Kiến trúc hiện nay của di tích theo lối chữ tam.  Chính điện, nhà thờ Tổ, giảng
     đường, tăng đường, nhà trù tiếp nối nhau. Tuỳ theo chức năng của từng nơi trong chùa
     mà cách bài trí từng mảng hài hoà nhau. Phần chính điện uy nghiêm với hệ thống các
     ban thờ.  Khoảng sân rộng của chùa có nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát. Những hàng
     cột chính trong chính điện chạm khắc tinh tế đê' tài hoa điểu, bát tiên, lí ngư hoá long,
     nhật nguyệt, tứ linh được sử dụng trang trí một cách tinh tế. Nét chạm trổ công phu
     của tiền đình khi có ánh nắng của buổi sáng xuyên qua tán lá trông lung linh, tuyệt
     đẹp. Khuôn viên chùa là khu vườn rộng, còn lưu lại những bảo tháp cổ trong đó có bảo
     tháp của tổ sư Thành Nhạc khai sáng với tấm bia bằng đá xanh chạm trổ tinh vi. Ngoài
     ra, còn có hai ngôi mộ cổ -  được gọi là “mộ Song hồn” -  tương truyền của một vị quan
     và phu nhân có công với việc khai hoang lập ấp, xây dựng Long Thiền tự.
         Trong chùa còn lưu giữ lại nhiều hiện vật tôn giáo bằng nhiều vật liệu với các giá
     trị khác nhau qua chiểu dài lịch sử hình thành và phát triển của ngôi chùa như tượng
     Phật Thích Ca cao 0,6m bằng đổng; tượng Di Đà Quan Âm Bồ Tát, Thế Trí, ông Tiêu,
     Long Thẩn,  Hộ  pháp,  Thập  Điện Diêm Vương...  được làm bằng gỗ  mít,  Đại hổng
     chung cao  l,2m đường kính 0,5m và nhiểu hiện vật khác.
         Từ nám  1984, chùa Long Thiển được chọn làm nơi đặt trụ sở của Giáo hội Phật
     giáo tỉnh  Đồng Nai.  Đầy là điểm sinh hoạt tôn giáo quan trọng của tỉnh Đồng Nai,
     hàng năm thu hút không chỉ Phật tử mà còn các khách thăm quan đến chùa, đặc biệt
     vào các ngày lễ cố định của chùa như ngày Phật đản, ngày vía, ngày Giỗ 18 tháng Chạp.
     Thăm chùa Long Thiển, quý khách có thể ghé thăm các chùa cổ Đại Giác, Bửu Long và
     các di tích cách mạng khác của tỉnh Đổng Nai.
         Chùa Long Thiển được Bộ Văn hoá -  Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc
     gia theo  Quyết  định  số  105/QĐ  ngày  14/6/1991.  Đầy là  một trong ba  ngôi  chùa cổ
     nhất ở Đồng Nai, nằm bên hữu ngạn sông Đổng Nai, thuộc ấp Tân Bình, phường Bửu
     Hoà, thành phố Biên Hoà (trước kia thuộc thôn Bình Long, huyện Phước Long, dinh
     Trấn Biên), cách trung tâm thành phố Biên Hoà khoảng Ikm vê' hướng tây. Từ quảng
     trường  Sông  Phố  ở trung tâm  thành phố  Biên  Hoà, bằng đường bộ,  đi theo  đường
     Cách mạng tháng Tám, qua cẩu Rạch Cát và cầu Gành -  nối liền hai bờ của các nhánh
     sông Đổng Nai, đến ngã tư Chợ Đồn, rẽ phải theo liên tỉnh lộ 16 khoảng l,5km là đến
     chùa Long Thiển.












                             Một fồ t>i ticVi íịcVi *vf -  Vû1 lioÁ Việt "N A m
                                       <  5  1  5  >
   502   503   504   505   506   507   508   509   510   511   512