Page 128 - Di Tích Lịch Sử
P. 128
đảng viên bị bắt. Trước tình hình nguy cấp, Nguyễn Thái Học triệu tập hội nghị khẩn
cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các địa điểm Hưng Hoá, Lầm Thao, Phú Thọ,
Yên Bái, Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cẩu, Phả Lại và Hà
Nội vào đêm mồng 10, rạng ngày 11/2/1930.
Theo kế hoạch ban đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang sẽ nổ ra trên hai địa bàn chính
ở Bắc Kì vào đêm ngày 9/2/1930. Nguyễn Thái Học sẽ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở
miền xuôi, trong khi Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính được phân công chỉ huy
cuộc nổi dậy ở miến núi. Gần tới ngày nổi dậy, do cơ sở ở miền xuôi tương đối yếu
lại bị đánh phá nặng nề nên không chuẩn bị kịp, Nguyễn Thái Học cử người báo cho
Nguyễn Khắc Nhu hoãn cuộc nổi dậy tới ngày 15/2. Tuy nhiên, liên lạc viên lại bị địch
bắt giữa đường. Vì vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra ở một loạt các địa điểm từ Sơn Tây,
Phú Thọ cho tới Yên Bái vào đêm ngày 9, rạng sáng ngày 10/2. Tuy cuộc tổng nổi dậy
xảy ra nhiều nơi khác nhau, nhưng lịch sử mệnh danh nó là cuộc Khởi nghĩa Yên Bái
hay Tổng khởi nghĩa Yên Bái, cốt để vinh danh những cái chết hào hùng của các lãnh
tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính và 11 đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng ở pháp
trường Yên Bái ngày 17/6/1930. Quân nồi dậy đã chiếm được một phần đổn binh Pháp
và làm chủ tỉnh lị Yên Bái trong gẩn hai ngày. Ngày 15/2/1930, mặc dù cuộc khởi nghĩa
ở miền núi đã thất bại, Nguyễn Thái Học và cơ sở Việt Nam Quốc dân đảng vẫn quyết
định khởi nghĩa ở miển xuôi như kế hoạch cũ, quyết liệt nhất là ở Phụ Dực (Thái Bình)
và Vĩnh Bảo (lúc đó thuộc Hải Dương).
Sự việc không thành, ngày 20/2/1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí
Linh, Hải Dương). Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị Pháp áp giải từ ngục thất Hỏa Lò ở
Hà Nội lên Yên Bái và bị chặt đẩu cùng với 12 đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng
sáng sớm ngày 17/6/1930.
Để tưởng nhớ công ơn của Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ của Việt Nam Quốc
dân đảng, khu di tích mộ Nguyễn Thái Học và cuộc khởi nghĩa Yên Bái được xây dựng
tại Yên Bái. Khu di tích này nằm trong khuôn viên công viên Yên Hoà (rộng 30ha),
bên cạnh đại lộ mang tên nhà yêu nước Nguyễn Thái Học, thuộc phường Nguyễn Thái
Học, thành phố Yên Bái. ở vị trí này ta có thể đi đến di tích bằng nhiều loại hình giao
thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Đánh giá đúng tẩm vóc lịch sử của khu di
tích, Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã công nhận
đây là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 177/QĐ-VHTT, ngày 5/3/1990.
Ban đầu khu mộ là vùng đất tận cùng của nghĩa trang thị xã, một vùng hoang sơ
thuộc tổng Bách Lẫm, phủ Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Sau 1954 chính quyến địa phương
tập trung cả hài cốt của dân công, bộ đội hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
vào khu vực này để xây đài, bia mộ.
Di tích Lịch sử - Văn hoá Nguyễn Thái Học và Khởi nghĩa Yên Bái gồm khu lăng
mộ, khu tượng đài, khu nhà đón khách, bia tưởng niệm và khuôn viên cây cảnh. Với
ý tưởng tôn vinh tinh thẩn yêu nước, cho nên mọi chi tiết kiến trúc đểu nhất quán,
vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính văn hoá, vừa có ý nghĩa truyển thống, vừa có
ý nghĩa thẩm mĩ lầu dài.
Môt số í>i tícVi lỊcVi svr - VÀM VioẮ Việt N avm
c 12 9 >