Page 122 - Di Tích Lịch Sử
P. 122
I
tướng Hà Chương trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba của quân
dân nhà Trần.
Vào tháng 2 năm Đinh Hợi (1287), hơn 30.000 quần Mông - Nguyên do Thái tử
Thoái Hoan làm Đại nguyên soái tiến đánh Đại Việt nhưng bị đội quân của Hưng Đạo
vương Trần Quốc Tuấn đánh cho tơi bời, đạo quần Mông - Nguyên do Nạp Tốc Lạt
Đinh chỉ huy chạy ngược sông Lô về Vân Nam, khi qua địa phận Phù Ninh đã bị quân
dân địa phương do anh em Hà Đặc, Hà Chương chặn đánh.
Khi đêm xuống, dân binh của 2 anh em Hà Đặc, Hà Chương đóng quân tại căn
cứ Núi Trĩ tập kích bất ngờ vào doanh trại quân Mông - Nguyên. Hà Đặc sai người
dùng tre đan thành những hình người thật lớn, cho mặc áo quấn rồi khi trời vừa tối
thì đi ra đi vào. ông lại sai người dùi thủng thân các cây cổ thụ và cắm tên vào, quân
Mông - Nguyên nhìn thấy hoảng sỢ tưởng phải đánh nhau với những người khổng lổ
nên không dám đánh.
Quằn của Hà Đặc, Hà Chương đuổi giặc tới tận A Lạp thì bị đạo quân đi sau của
chúng chặn đánh. Hà Đặc đã anh dũng hi sinh, còn Hà Chương bị bắt.
Trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục (tập 1, tr. 52.5) viết: “Quân tuấn
tiễu của nhà Nguyên đi đến huyện Phù Ninh, gặp viên phụ đạo tử là Hà Đặc đặt mưu
kế để lừa rổi đem toàn lực ra đánh, đuổi quần giặc chạy tới đất A Lạp. Vì đánh hăng
quá, nên Hà Đặc tử trận, quân chúng của Hà Đặc đểu mất vê' tay giặc. Em Hà Đặc là
Chương nhân khi giặc sơ hở lấy trộm được áo giáp và cờ hiệu của giặc chạy vê' dâng
nộp quân ta. Quân ta liền dùng quần trang ấy đánh vào dinh trại giặc, quân Nguyên
không phòng bị tan vỡ..
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lẩn thứ 2, Hà Chương đã
đuổi quân Nguyên từ Phú Thọ chạy theo đường sông Hổng lên Yên Bái, tới Châu Quế
Thổ (Châu Quế Hạ ngày nay), ông chiêu mộ thêm thổ binh địa phương tiếp tục truy
kích địch, đóng bè mảng mang ra cắm chốt tại cửa ngòi Thác Nhược (đối diện với ngòi
Phúc Linh) để phục kích quần Mông - Nguyên. Sau một tuần, quân Mông - Nguyên
lọt vào trận địa mai phục bị quân của Hà Chương phá tan. Trong lúc quyết chiến, Hà
Chương bị thương nặng và mất sau đó, thi hài ông được đưa sang sông chôn cất tại
cửa thác Nhược Sơn.
Sau khi mất, Hà Chương được phong hầu là “Bình Nguyên Thượng Tướng trung
dũng hẩu” tại làng An Bổi còn có nhà thờ tổ có 2 cầu đối:
Thác Nhược tận trung lưu vạn đại
Hải môn chí dũng kỉ thiên thu.
Hiện nay, đền Nhược Sơn có diện tích khoảng 191,44m^ được kết cấu theo
kiểu chữ đinh ( T ) quay ra hướng bắc, không có cổng tam quan. Các phần kiến
trúc chính đểu được bố trí theo hướng bắc nam. Ngoài cùng là cổng gạch (nay
chỉ còn phân móng); qua cửa là tới sân tiền đường có diện tích là 94,46m^; góc
phải của sân là toà thiêu hương được xây dựng thành bể có diện tích 0,5 X l,5m;
ở chính giữa (phần tiếp giáp bậc tam cấp) là bể hoá trâu rộng l,68m, dài l,50m,
cao 50cm.
Một » ố b i tícVi ỈỊcVi sử - VẰM VioÁ Việt X A m
c 123 >