Page 117 - Di Tích Lịch Sử
P. 117

Khi nhắc tới lịch sử của Căng và Đồn Nghĩa Lộ là nhắc tới địa danh Văn Chấn và
          nhắc tới lịch sử nơi này thời kì kháng chiến chống Pháp những năm 40 của thế kỉ XX.
          Với ý đổ dập tắt phong trào cách mạng, Thực dân Pháp lập các trại “lao động đặc biệt”
          tập trung những người yêu nước. Sau khi Căng Bá Vân (Thái Nguyên) bị giải thể, Thực
          dân Pháp đã đưa những người yêu nước bị giam vê' Nghĩa Lộ. Mùa hè năm  1944, Tri
          phủ Văn Chấn đã huy động các tổng, xã bắt phu nộp vật liệu để xây dựng Càng. Thực
          dân Pháp còn cử tên Đinh Văn Dung và tên Lămbe -  Sở Mật thám huyện đến kiểm tra
          đôn đốc khẩn trương ngày đêm. Tháng 1/1945, việc xây dựng hoàn thành. Nhìn toàn
          cảnh lúc này, Căng Nghĩa Lộ như một cái tủ dựng đứng có 3 dãy nhà dài. Hai dãy là
          nơi giam giữ chính trị phạm nam giới; phía trong giam chính trị phạm nữ giới; phía
          ngoài là nơi thường trực và bên cạnh là trạm gác của lính khố xanh”. Bao bọc toàn bộ
          khu Căng Đồn là hàng rào dây thép gai, phía ngoài hàng rào là hầm sâu có cắm chông,
          bổn góc Căng có chòi cao sừng sững ngày đêm canh giữ cẩn mật...
              Cuộc chiến đấu ác liệt của quần và dân với sự kiện phá Căng Nghĩa Lộ giải phóng
          Văn Chấn lẩn thứ nhất năm 1945 ghi lại trang sử oanh liệt.
              Trong gần 5 năm (1947 -  1952) chiếm đóng Văn Chấn chúng đã giết và gầy thương
          tích cho hơn 300 người, làm mất tích khoảng 56 người. Hàng nghìn con em các dân
          tộc bị cường ép đi làm lính đánh thuê cho chúng, cầm súng bắn lại đổng bào, đốt phá
          rừng núi quê hương.
              Trước sự tàn sát của súng đạn, nhân dần các dân tộc Văn Chấn đã trỗi dậy niềm
          tin, tình cảm và lòng yêu nước với Việt Minh, với kháng chiến.  Nhân dân ta đã nổi
          dậy với tinh thẩn quyết chiến quyết thắng và giành được thắng lợi vào lúc 5h30 phút
          ngày 18/10/1952.
              Chính sự ủng hộ  của đồng bào và quyết tâm  giành độc lập tự  do  cho Tổ quốc,
          quân và dân ta đã lập nên chiến công vang dội mùa thu năm  1952 giải phóng Nghĩa
          Lộ. Thẳng lợi ấy là sự chỉ đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Quấn uỷ Trung ương, là
          sự chuyển hướng chiến lược hoàn toàn chính xác, là tinh thẩn dũng cảm kiên cường,
          đức tính bển bỉ, dẻo dai khắc phục khó khăn của các chiến sĩ Đại đoàn 308, 312, 316.
              Thể theo nguyện vọng của nhân dân các dân tộc, cựu chiến binh các đại đội chủ
          lực vào giải phóng Nghĩa Lộ, để ghi lại truyền thống cách mạng, ca ngợi chiến công,
          khí phách hào hùng của lực lượng vũ trang, tinh thẩn quật khởi giành tự do của nhân
          dân các dân tộc trong vùng, đống thời bổ sung thiết chế văn hoá đô thị khu vực phía
          tây tỉnh Yên Bái, ngày 28/3/1997 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái đã có công văn đổng
          ý xây dựng “Tượng đài chiến thắng thị xã Nghĩa Lộ”.
              Như vậy, hiện nay khu di tích bao gổm:  1  đài tưởng niệm Căng Nghĩa Lộ, 1 tượng
          đài chiến thắng Nghĩa Lộ mang hình tượng anh bộ đội cụ Hổ và nhân dân các dân tộc
          trong chiến dịch giải phóng Nghĩa Lộ tháng 10/1952, cùng với nhà bia ghi tên các liệt sĩ.
              Cũng  ở  chính  khu  di  tích  này,  hàng  năm  nhân  dân  địa phương  đểu  đến  thắp
          hương tưởng niệm, trong các dịp lễ tết, các ngày kỉ niệm (22/12,  18/10,...), các đổng
          chí lãnh đạo thị xã, những đoàn khách tham quan đã đến thắp hương và ôn lại khí thế
          hào hùng của những ngày tháng, giờ phút lịch sử.

                                  Một số í>i tícli lịcli svr -  VẲM VtoÁ Việt "NAm
                                            c   118  )
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122