Page 119 - Di Tích Lịch Sử
P. 119
Làng Vẩn: là thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi có độ cao trung bình từ 200
đến 500m. Thung lũng có chiểu dài 4,5km, đường đi lại khó khăn, ngày nay được kết
cấu bằng những chân ruộng bậc thang, sau cách mạng được đổng bào khai phá (có độ
chênh lệch thấp) nay gọi là Đổng Trò, Đổng Cây Gạo,... có ngòi Vần chạy dọc theo
làng. Đây cũng là hợp lưu của 3 con ngòi nhỏ để tạo nên ngòi Vần. Địa thế hiểm trở,
xưa chỉ có một con đường duy nhất vào làng và phải qua đèo. Vừa kín đáo lại vừa gần
các trung tâm chính trị (tỉnh lị hai tỉnh Yên Bái - Phú Thọ) nên khu vực này đã được
Xứ uỷ Bắc Kì chọn làm nơi thuận lợi cho việc lập căn cứ cách mạng dẩn phát triển
hình thành mô hình kiểu chiến khu.
Làng Đổng Yếng: cách làng Vẩn khoảng 4km vể phía đông và cách Hiền Lương
hơn 3km vể phía tây, là làng nằm giữa Vần - Yên Bái và Hiến Lương - Phú Thọ. Do có
vị trí thuận lợi, đổi hình mâm xôi nên Đổng Yếng được đội du kích Âu Cơ chọn làm
trung tâm huấn luyện quân sự phát triển lực lượng vũ trang để chuẩn bị cho tổng khởi
nghĩa giành chính quyền cách mạng ở Yên Bái và Phú Thọ.
Khu vực Chiến khu Vần là vùng đất có truyển thống cách mạng. Nhân dân các
dân tộc ở đây ủng hộ, tin tưởng và đi theo cách mạng; cộng với vị trí địa lí thuận lợi
nên từ lâu đã được chọn là căn cứ cách mạng của ta trong cuộc đấu tranh chống kẻ
thù. Trong cuộc vận động tiến hành công tác chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành
chính quyển năm 1945, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ uỷ Bắc Kì, khi thành lập đội
du kích Âu Cơ, đội này đã được chuyển lên Đổng Yếng rồi vào làng Vần. Trong đó làng
Vẩn đượcc chọn làm địa điểm đặt trung tâm chỉ huy, lấy Đổng Yếng làm trung tâm
huấn luyện quân sự cho hình thành Chiến khu.
Từ giữa năm 1943, đồng chí Hoàng Quốc Việt - Uỷ viên Thường vụ Trung ương
Đảng đã được Đảng cử lên khảo sát tình hình để chuẩn bị thành lập khu căn cứ cách
mạng Vẩn - Hiển Lương, nơi giáp ranh hai tỉnh Yên Bái - Phú Thọ, đồng thời là một
vùng đất hiểm trở, hẻo lánh, kẻ địch ít chú ý đến.
Từ chiến khu Vẩn, phong trào cách mạng đã phát triển sang các làng Bảo Long,
Hạ Bằng La, Vần Hội, Hiển Lương, Đức Quân, Giới Phiên, Lương An, Nga Quán, Âu
Lâu, Hào Gia, Y Can và Báo Đáp. Những nơi này lần lượt thành lập các Hội Phản đế,
các tổ chức cứu quốc và lập tổ Việt Minh. Tình hình cách mạng tỉnh Yên Bái khá sôi
động. Nhiểu gia đình đem súng, lương thực ủng hộ cách mạng, nhiều cai và lính bảo
an bỏ chạy. Ảnh hưởng cách mạng từ Vẫn - Hiển Lương lan rộng đến 40 làng, khoảng
400km^ và gần 20.000 dân. Cũng tại vùng giải phóng Vấn - Hiển Lương đã từng đón
nhận một số chiến sĩ cộng sản bị giam cấm trong Càng Nghĩa Lộ sau khi tổ chức vụ
bạo động phá Căng ngày 17/3/1945, được nhân dân đùm bọc che chở, đã trở vê' với
căn cứ, tiếp tục hoạt động.
Một trong những sự kiện trọng đại đã diễn ra tại đây đó là ngày 30/6/1945, Ban
Cán sự Liên tỉnh Phú - Yên (Phú Thọ - Yên Bái) được thành lập - mốc lịch sử quan
trọng đánh dấu sự hình thành chiến khu do đồng chí Ngô Minh Loan làm bí thư lãnh
đạo cách mạng tại hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ. Từ đây cuộc cách mạng đã phát triển
rộng lên Lào Cai và một phẩn Sơn La. Tại chiến khu Vẩn, lực lượng Đảng hoạt động
Một íố &i tícVi lịcVi sv r - VÀM VioÁ Việt N^m
( 1 2 0 )