Page 187 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 187
PHỌM Bá KMÉM
thì Vua sẽ đích thân tế lễ, còn thường thì phái hoàng tử đi khâm
mạng (thay vua). Sách Đại Nam thống nhất chí đã ghi nhận lại
những năm Vua đích thân lên tế lễ tại miếu Lịch Đại Đế Vương:
năm Minh Mạng thứ 11 (1830) và 21 (1840), hai lấn rùớc Thánh
Tồ Nhân hoàng đê thân đến làm lễ; năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) và
thứ 6 (1846), hai lẩn rước Hiến Tổ chương hoàng đế thân đến làm
lễ; Năm Tự Đức thứ 4 (1851), rước Kim Thượng đến làm lễ.
Trên tạp chí “Những người bạn cố đô Huể’ (B.A.V.H) tập 1,
năm 1914), có đăng bài khảo cứu: Liệt kê các đền miếu và những
nơi thờ tự ở Huế của hai nhà nghiên cứu: A. Sallet và Nguyễn Đình
Hòe đã khảo tả về ngôi miếu này; tác giả viết: “...Hiện nay chỉ còn
ngôi nhà chính thờ các bài vị của Vua và Chúa, hai nhà ngang thờ
bài vị của các công thẩn. Xung quanh có tường, ở trước cổng tam
quan có chữ nhưng nay đã bị xóa”.
Miếu Lịch Đại Đế Vương không chỉ thờ các Vua Hùng mà còn
thờ tất cả các minh quằn danh tướng tiêu biểu của cả nước ta qua
các thời kì. Đây là một ngôi miếu độc đáo ở nước ta thuộc dạng
này được ghi lại khá đầy đủ trong “Đại Nam nhất thống chí” và
“Đại Nam hội điển sử lệ”. Tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh
đã làm cho ngôi miếu này bị đổ nát và đi vào quên lãng. Khu nển
miếu đã bị hộ dân xâm chiếm, xây dựng nhà cửa. Đã đến lúc
chúng ta cần xem xét và khôi phục lại miếu Lịch Đại Đế Vương
để làm nơi thờ tế Vua Hùng trong ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
âm lịch hàng năm.