Page 185 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 185
PHỌMBÓKMẺM
Nguyễn; chính điện 5 gian 2 chái kép, tiến điện 7 gian 2 chái đơn,
mái lợp ngói âm dương; trước nền có 3 bệ cấp, mỗi bệ có 5 bậc,
xây bằng đá. Phía trước là tam quan 23 tầng 3 gian, mái lợp ngói
âm dương, đầu đao đắp nổi hình rồng. Các nhà tả vu, hữu vu đểu
5 gian, lợp ngói âm dương; trước nển có 3 bệ cấp, mỗi bệ 5 bậc, xây
bằng đá (phía trước là cồng tam quan 2 cửa). Chung quanh miếu
là tường gạch bao bọc cả bốn mặt, bên ngoài tam quan còn được
xây dựng thêm phương môn, với bổn cột trụ bằng gạch ở mặt tiền,
dưới chân cột trang trí đóa sen. Biển hoành ở cửa giữa bên trong
đê' “Đế vương thống kỉ” (nối dòng đế vương). Biển hoành ở cửa đề
“khoáng nghi quang vãng điệp”, (lễ phép làm sáng sử sách trước)
và Biển hoành ở cửa bên hữu đê' “Hổng huống điện viêm bang”
(phúc lớn định được nước Nam); bên ngoài để: “phương huy cổ
đại” (tốt thơm đời xưa, đời nay vẫn còn) và “Đạo thống Bắc Nam
đổng” (đạo thống Việt Nam và Trung Quốc như nhau).
Dưói thời Nguyễn, miếu Lịch Đại Đế Vương thường xuyên
được chăm sóc, sử sách triều Nguyễn đã ghi lại:
- Năm Minh Mạng thứ 10(1829), xây dựng Sở Tinh Tế (nơi giết
mổ các con vật trong các lễ cúng tế) 3 gian, nằm ở phía Bắc, bên
ngoài miếu. Ngôi nhà này được trùng tu năm Thành Thái thứ 14
(1902).
- Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), Sắc chỉ truyền rằng: tường
thấp, tường cao phía trước phía sau miếu Lịch Đại Đế Vương phải
nên sửa chữa lại cho dược rộng rãi để coi cho dẹp, ở mặt sau miếu
cho xây thêm 2 tầng bao quanh bằng tường gạch thấp.
Qua các thời đại Thiệu Trị, Tự Đức, Duy Tân triểu đình đều có
tu bổ.
Cách bài trí tại các án thờ miếu Lịch Đại Đế Vương, sách “Đại
Nam nhất thống chí” ghi rõ: