Page 17 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 17
ĐỀN NÙNG VÀ TÍN NGđỂlNG TtìỀÍ GÚNG NÙNG VơdNG
2. Đền Hạ
Tương truyển nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc 100 trứng, sau nở
thành 100 người con trai, nguồn gốc của cộng đổng người Việt,
nghĩa “đổng bào” (cùng bọc) được bắt nguổn từ đây. Dấu tích giếng
“Mắt Rồng” là nơi Mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.
Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII
- XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm 2 toà (Tiến bái và Hậu
cung), mỗi toà 3 gian, cách một khoảng lộ thiên l,5m. Kiến trúc
đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài
hơn mái trước. Đốc xây liển tường với đốc hậu cung, hai bên đắp
phù điêu 1 bên voi, 1 bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mĩ
thuật. Mái lợp ngói mũi (địa phương gọi là ngói mũi lợn), loại ngói
được sử dụng rộng rãi trong những công trình kiến trúc thời Hậu
Lê thường thấy ở Phú Thọ (sau này do việc trùng tu, đã thống nhất
làm lại mẫu ngói mũi này để lợp cho hầu hết các cồng trình kiến
trúc hiện có trên núi Hùng).
* Tiền bái: Gồm 3 gian, nhỏ, thấp, lòng nhà rộng 4,70m; dài
8,20m; mái trước cao l,70m, mái sau cao 2,40m. Trên mái kiểu quá
giang đóng trụ, đầu gối vào cột xây, kèo cầu suốt.
* Hậu cung: Gôm 3 gian, được xây bít đốc, tường hậu, quá
giang gối tường, trên là kèo cầu, cài nóc. Hai bên đầu đổc có đắp
hổ phù cắn chữ thọ. Tường hậu giáp bệ thờ đắp nổi hình “Long
chầu nguyệt”. Phía trước hậu cung có 3 cửa. Hai cửa ra vào nhỏ hai
bên, cửa sổ lớn chính giữa có 4 cánh kiểu bức bàn. Ba gian và đầu
đốc có 4 bệ thờ. Trên bệ thờ đặt long ngai bài vị, ban chính giữa đổ
thờ được bày kiểu thất sự, hai ban bên bày ngũ sự, ban đầu đốc bày
tạm sự. Các đổ thờ đểu làm bằng gỗ, sơn son thiếp bạc phủ hoàng
kim. Hầu hết có niên đại vào thời Nguyễn (thế kỷ XVIII - XIX).
Trong đến đặt 4 cỗ long ngai, 3 cỗ long ngai chính diện có bài
vị thờ: