Page 16 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 16
PHOM Bỏ KMẺM vr.
Thành công của công tác nghiên cứu lịch sử đã chứng minh khu
vực Đền Hùng từng nằm giữa miền trung tâm dân cư đứng đấu
vương quốc Văn Lang vào thời đại Hùng Vương. Chính những cư
dân ở những thiên niên kỷ cuối cùng trước Công nguyên đó đã
từng chọn ngọn núi Cả (núi Hùng) cao nhất vùng để tiến hành
những nghi lễ nông nghiệp cồ xưa của mình: Thờ Trời, thờ Núi,
thờ Lúa... Những dấu ấn văn hoá ban đẩu đó đã tạo nên một Đến
Hùng lịch sử nhiều giai đoạn khác nhau. Cho đến nay, chúng ta
vẫn còn thấy sự phong phú của các dạng hình kiến trúc và tín
ngưỡng hiện còn phổ biến trên núi Hùng. Đó là tín ngưỡng thờ
Phật tại ngôi chùa Thiên Quang, thờ thần núi - Các Vua Hùng là
những người có công với nước tại đến Hạ, đền Trung, đển Thượng
và thờ 2 bà công chúa Tiên Dung - Ngọc Hoa con Vua Hùng thứ
18 tại đền Giếng.
II. CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC
1. Cổng Đền
Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu
vòm cuốn cao 8,50m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có
một cửa vòm cuốn, lớn, đẩu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm cuốn
nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa
cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ, một người cẩm giáo, một
người cẩm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng
1 của cổng có đê' bức đại tự: “Cao Sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn
xa rộng - Còn có người dịch khác là: “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn
như núi cao). Mặt sau cổng đắp 2 con hổ là biểu hiện sức mạnh tầng
dưới, là hiện thân vật canh giữ bảo vệ thần.
Bia đá (25 X 30cm) gắn vào tường cổng nội dung ghi: “Tháng 10
năm Đinh Tỵ, niên hiệu Khải Định thứ 2 (1917) tu tạo (nghi môn)
chi phí hết 200đ. Bà Phạm Thị Thịnh, hiệu Hiển Viên, chủ cửa
hàng Đổng Thuận, Hà Nội cống đức tiền xây dựng”.