Page 219 - Dạy Học Vật Lý
P. 219
Acsimet (287tcl-212tcl)
Giai thoại này được truyền bá dựa theo chuyện kể của Vitruvơ. Người ta
ngờ rằng Vitruvơ cũng có nghe được phát minh của
Acsimet về lực tác dụng lên một vật nhúng trong
nước nhưng không biết đó là vật gì. Vì vậy, để cho
câu chuyện đầy tính hấp dẫn, ông ta cho rằng vật
đó là chiếc vương miện.
ở lớp 8 trung học phổ thông, khi học đến
lực đẩy Acsimet, hầu như giai thoại này không bao
Con tem Italia phát hành năm
giờ bị bỏ lỡ mà thầy giáo không kể với học sinh 1983 có hình Acsimet
hay bạn bè kê cho nhau nghe.
Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng giai thoại đó có nhiều điều nghi ngờ về
tính xác thực của nó. Bởi vì với một bộ óc tài ba như Acsimet thì việc giải bài
toán này không phải là việc quá khó.
Đe tìm được lời giải, chỉ cần so sánh khối lượng riêng của vàng ròng và
khối lượng riêng của chất làm thành vương miện. Đổ tìm khối lượng riêng của
chất làm thành vương miện, cần đến hai phép đo: phép đo khối lượng của chiếc
vương miện (dùng cân), phép đo thể tích của chiếc vương miện (với Acsimet,
phép đo này cũng chẳng có gì khó, chẳng hạn có thể nhấn chìm vương miện vào
bình nước đầy rồi đo thể tích lượng nước tràn ra).
Nói cách khác, để tìm lời giải của bài toán này không cần đến lực đẩy
Acsimet. Nhưng có điều lạ là trong nhà trường, giai thoại này luôn luôn gắn liền
với bài dạy về lực Acsimet. Đi xa hơn nữa, nhiều khi người kể còn yêu cầu học
sinh dùng lực đẩy Acsimet để tìm lời giải của bài toán. (Vì vậy, trong câu chuyện
mới có chi tiết “ông nhận thấy cơ thể mình hình như được nước nâng lên”).
Lời giải thường là: so sánh lực đẩy Acsimet lên khối vàng ròng và lực đẩy
219