Page 218 - Dạy Học Vật Lý
P. 218

SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai


         đến Ai cập, ông nhận thấy việc lấy nước từ sông Nin  lên  của những người  dân
         sống hai bên bờ sông thật vất vả.

                Dụng cụ mà Acsimet dùng để đưa nước từ sông lên có xử dụng chiếc vít

         gồm nhiều vòng xoáy ốc, được gọi là vít vô tận. Chiếc vít đó do Acsimet sáng chế
         ra, vì vậy người ta gọi là vít Acsimet. Đó là vít Acsimet nguyên mẫu. Nhưng ngày

         nay tên gọi vít Acsimet được dùng theo nghĩa rộng hơn. Chiếc vít vô tận phối họp
         với một bánh xe răng cưa, như những chiếc ốc lên dây đàn trong chiếc đàn ghi ta

         chẳng hạn,  cũng được  gọi là vít Acsimet. Ngày nay nhiều người  cũng cho rằng

         chính bộ “vít - ê cu” mà ta vẫn thường gặp và thưÒTig dùng cũng là một sáng kiến
         của Acsimet.

         Giai thoại ơrêca
                Trong số những nhà khoa học cổ đại thì có  lẽ Acsimet là người có nhiều

         giai thoại nhất. Một trong những giai thoại được nhắc đến nhiều nhất là giai thoại
         “ơ  rê  ca”.  Thuở ấy,  người  đứng đầu Xiraquydơ  là  vua Hiêrông  II  (Hiéron  II),

         người đời gọi ông ta là bạo chúa Xiraquydơ. Hiêrông giao một số vàng cho một

         người thợ kim hoàn và thuê anh ta chế tác một chiếc vương miện.  Sau đó ít lâu,
         Hiêrông nhận lại vương miện từ người thợ, nhưng trong lòng vẫn phân vân, nghi

         người thợ đã ăn bớt vàng của mình và thay bằng bạc.
                Vị bạo chúa này nhờ Acsimet tìm hiểu xem chiếc vương miện đó có thật là

         bằng vàng ròng không và nếu không phải là vàng ròng thì số vàng bị ăn bớt là bao

         nhiêu.  Acsimet  đã  suy  nghĩ  khá  lâu  nhưng  chưa  tìm  được  lời  giải.  Một  hôm
         đang ngâm mình trong bồn tắm, ông nhận thấy cơ thể mình hình như được nước

         nâng lên. Từ đó, một ý nghĩ về cách giải bài toán vụt lóe lên trong đầu. Acsimet
         vui  mừng  khôn  xiết  và  từ  bồn  tắm,  ông  chạy  vội  ra  ngoài  đường  phố,

         không một mảnh vải che thân, miệng hô to “ơ rê ca, ơ rê ca”,  [ơ rê ca (euprỊKa) là

         một từ Hi lạp cổ, có nghĩa là “tìm thấy rồi”].


         218
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223