Page 23 - Đại Dương Kì Diệu
P. 23

Chim  chóc bay lượn  đùa giỡn  trên  mặt biển, trú ngụ trên  các hòn  đảo trên
    biển. Chúng sống tự do vui vẻ ở nơi đây, vậy chúng sống bằng cái gì?
        Đó chính là vì sản lượng đánh bắt cá của Peru rất cao, liên tục trong  10 năm

    liến duy trì trên mức  10 triệu tấn. Đại dương đã cung cấp một nguồn cá vô cùng
    dổi dào cho đàn chim. Trung bình lượng cá trở thành thức ăn cho đàn chim mỗi
    năm phải lên đến 2,5 triệu tấn.

        Nhưng từ năm 1982 đến 1983 đã xảy ra một sự việc rất kì lạ. Vào năm đó, hàng
    trăm tẩn cá đối ở duyên hải Callao của Peru đột nhiên biến mất. Những đàn. chim
    biển sống dựa vào cá đối cũng mất đi người bạn sống còn của mình, chúng cứ thoi
    thóp dần rồi không lâu sau cũng chết cả. Một vùng biển vốn đang tràn trê' sức sống,
    khi đó bỗng trở nên lạnh lẽo thê lương, chỉ còn trơ lại xác của hàng trăm nghìn chú
    chim biển. Ngư dân vùng đó cũng không còn cá để đánh bắt; các nhà máy sản xuất

    cá cũng không có nguyên liệu, lần lượt rơi vào tình cảnh khó khăn rồi phá sản. Mấy
    ngày sau đó, nước biển cũng đổi màu. Hóa ra, đó là do xác chết của một lượng lớn
    cá và các động vật sống trôi nổi đã nổi đầy trên mặt biển. Một lượng lớn chẫt hữu
    cơ bắt đầu thối rữa lên men sinh ra khí Hidro suníua, khiến nước biển bẩn thỉu và
    hôi thối. Hidro sunfua kết hợp với lớp sơn bên ngoài những tàu đánh bắt cá tạo ra
    chì sunfua, giống như là chúng ta bôi lớp sơn đen sì lên vỏ tàu vậy. Các thủy thủ chỉ

   biết lắc đầu ngán ngẩm, than thở rằng tàu đánh cá đã bị “thợ sơn” Callao sơn đen
    kịt hết cả rồi. Khu vực đánh bắt cá cũng mất dần đi sức sống và sự phồn thịnh trước
    kia, mà thay vào đó là cảnh tượng chết chóc và lạnh lẽo.






















                                       Đàn cá chết

                                                                                 23
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28