Page 20 - Đại Dương Kì Diệu
P. 20
chỉ là những em bé sơ sinh mà thôi! Nguổn gốc của những hòn đá trẻ này nói cho
chúng ta biết những vết nứt dưới độ sâu 2600 mét dưới đáy biển đúng là những
dãy núi lửa mới, là con đường mà lớp vật chất manti dâng trào lên, đó cũng chính
là nơi sinh ra đáy biển mới.
Các nhà khoa học nghiên cứu đáy đại dương còn phát hiện được độ tuổi của
những lớp đá nham thạch ở hai bên sườn những dãy núi dưới đại dương cũng rất
giống nhau. Càng cách xa những dãy núi đó thì độ tuồi của đá càng cao.
Đại dương đang không ngừng mở rộng và lớn dần lên, cứ như vậy liệu đại
dương có ngày càng rộng ra không? Không đâu!
Lớp vỏ Trái Đất dưới đáy biển đang như đang chuyển động trên “băng
chuyền” này có đích đến của riêng nó. Đích đến này chính là vùng rìa của đại
dương. Sau khi đáy biển cũ bị đưa đến đó thì sẽ chìm sâu vào bên trong Trái Đất,
và sẽ để lại những rãnh đại dương sâu hàng nghìn mét. Tại những vùng đảo ở
rãnh đại dương nơi đáy biển cũ mất đi, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa
hoạt động.
Nếu chúng ta ví Trái Đất như một con quái vật khổng lổ, thì những “xương
sống” của đại dương và các rãnh đại dương chính là hai cái miệng lớn đầy máu
của con quái vật. Những dãy núi đại dương tuôn trào ra vật chất trên mặt đất, tạo
nên đáy biển mới; những rãnh đại dương nuốt chửng những đáy biển cũ, đưa
chúng quay trở vế dưới lòng đất. Đáy đại dương cứ liên tục thay đổi như thế, cứ
khoảng hai trăm triệu năm một lần, vì thế lúc nào nó cũng trẻ trung như vậy.
Các đại dương và lục địa hợp rồi tan, tan rồi hỢp
Ngay từ năm 1910 nhà khí tượng học trẻ tuồi người Đức, Wegener đã suy nghĩ
rất nhiêu về vấn đế hai bên bờ biển quanh co khúc khuỷu của Đại Tầy Dương rất
giống nhau, ông chợt nhận thấy bờ biển Đông Braxin và bờ biển Nam châu Phi
cách nhau bởi Đại Tây Dương rộng lớn mà có hình dạng rất ăn khớp nhau, bên này
nhô ra bao nhiêu, thì bên kia sâu vào bấy nhiêu. Đây chẳng lẽ là sự trùng hợp ngẫu
nhiên? Thế rối ông chợt nghĩ: liệu có phải trước kia chúng gắn liến với nhau, rồi sau
đó mới bị tách rời không? Sau đó, những suy nghĩ của ông dần trở nên hoàn thiện,
đến năm 1915 ông đã chính thức đưa ra học thuyết “Đại lục di chuyển”. Nhưng lúc
20