Page 18 - Đại Dương Kì Diệu
P. 18
• Bí MẬT CỦA VIỆC ĐÁY BIỂN DI CHUYỂN
Thám hiểm đáy biển “Pamous”
Ngày 2 tháng 8 năm 1973, con tàu thám hiểm Archimedes chở người lái là
Delphi LuobeixiongEr, quan sát viên khoa học Le Pichon và thợ cơ khí chế tạo
máy Michelle lặn xuống khảo sát đáy Đại Tây Dương. Mục tiêu chuyến đi chính là
khe nứt Pamous dưới đáy đại dương. Nó nằm về phía tây nam của quần đảo
Azores của Đại Tây Dương.
Sau ba tiếng khó khăn lặn xuống, tàu lặn cuối cùng đã xuống được đáy biển
sầu 2600 mét. Tại khe nứt dưới đáy biển này họ nhìn thấy rất nhiêu cảnh tượng kì
lạ. Nơi đó giống như một cung điện pha lê của Hải Long Vương đã bỏ lại vậy,
khắp nơi là những tảng đá nham thạch hình thù kì dị sinh ra do nham thạch nóng
chảy ngưng kết lại. Trên những vách đá dựng đứng, có những dòng nham thạch
của núi lửa tuôn trào ra ngưng kết lại, trông giống như những đường ống đen sì,
không khác gì những thác nước treo đang tuôn chảy. Dưới ánh sáng của đèn thám
hiểm, chúng lấp lánh một vẻ đẹp rực rỡ như ngọc đen vậy. Trên khoảng đất trũng
xuống của đáy biển này chất đầy những tảng đá nham thạch hình thành từ dung
nham núi lửa đã lạnh và đóng lại, từng tảng từng tảng một giống như những chiếc
gối, các nhà khoa học gọi chúng là “đá gối”.
Con tàu thám hiểm Archimedes này lùng sục khắp khe nứt Pamous, lái hết
ngọn núi lửa này sang ngọn núi lửa khác, từ vách núi này sang vách núi khác. Các
nhà thám hiểm thu nhặt được rất nhiều đá nham thạch dưới đáy biển và cứ chốc
chốc họ lại reo lên những tiếng kêu ngạc, nhiên thích thú.
Tại sao họ có thể lưu luyến mãi nơi khe nứt dưới đáy biển này vậy? Tại sao họ
lại thích thú với đá nham thạch như thế? Thực ra, đây chính là một hoạt động
thám hiểm đáy biển mang tên Pamous. Những nhà khoa học tham gia thám hiểm
có người đến vì muốn đi tìm kho báu, có người lại mang trên mình những sứ
mệnh thiêng liêng, họ đến tìm những căn cứ lí luận để ủng hộ cho học thuyết mới
vế sự mở rộng của đáy biển bao la.
18