Page 21 - Đại Dương Kì Diệu
P. 21

đó học thuyết của ông bị người đời coi là kì quặc, có người gọi đó là những giấc mơ
   hoang tưởng của một nhà thơ lớn. Hầu như ai cũng hỏi ông rằng: một đại lục to lớn

   và nặng nê' thế thì di chuyển như thế nào được? Ai đã di chuyển nó? Những điểu
   này bản thân Wegener cũng không thê’ giải thích được.

       Năm 1930, "VVegener qua đời, học thuyết này cũng dẩn trôi vào quên lãng.

       Thế nhưng những giai điệu của “khúc nhạc hoang tưởng của nhà thơ lớn” này
   lại được cất lên rộn  ràng vào những năm 60 của thế kỉ XX.  Đầu những năm 60,
   sau khi bí mật về việc đại dương mở rộng dần được hé mở, con người phát hiện ra
   sức mạnh của lớp vật chất manti có thể di chuyển cả đáy đại dương đi nơi khác
   giống như chiếc băng chuyển vậy.  Bí mật về việc đại dương mở rộng này không
   những chỉ ra quy luật biến đổi của đại dương mà còn giải được bài toán khó cho
   học thuyết “Lục địa di chuyển”.

       Vào thời kì giữa của những năm 60 của thế kỉ XX, một loạt các nhà khoa học
   đểu vô cùng quan tâm đến Khoa học Trái Đất, họ nghiên cứu tiếp thu tư tưởng

   của  nhiếu  người và cuối cùng đã đưa ra  một tư tưởng hoàn  toàn mới  -  Thuyết
   kiến tạo địa tầng của Trái Đất được ra đời. Họ giả thuyết rằng sự trôi nổi của lục
   địa giống như sự vận động của nhũiig mảng vật chất vậy, các nhà địa chất đã chia
   Trái Đất thành sáu mảng lớn. Chính sự chèn ép giữa các mảng vật chất đã gây ra
   động đất, núi lửa cũng như các hiện tượng tự nhiên khác. Theo học thuyết này thì
   các nhà khoa học dự đoán rằng: rất nhiểu năm trước, các lục địa đã từng gắn kết
   với nhau, sau đó mới bị trôi dạt ra; và nhiểu năm về sau, các lục địa sẽ lại tập trung
   lại ở khu vực Thái Bình Dương. Hóa ra các đại dương và lục địa cứ vận động, biến

   đổi không ngừng, hợp rổi tan, tan rổi hợp như vậy.

       Các lục địa trôi dạt, đáy đại dương mở rộng, thuyết kiến- tạo địa tầng chính là
   ba điểu đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của người xưa rằng vị trí của các lục
   địa và đại dương là cố định.













                                                                                21
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26