Page 25 - Đại Dương Kì Diệu
P. 25
Những suy đoán này đểu có lí riêng của nó, nhưng vẫn khiến mọi người cảm
thấy như chưa tìm được lí do thực sự ảnh hưởng đến sự thay đổi của thời tiết.
Chính lúc xảy ra thảm họa cá chết tại Peru, các nhà khoa học chuyên nghiên
cứu những hiện tượng thời tiết lạ đã chuyển sự chú ý của họ sang dòng hải lưu
nóng bất thường đó. Đi sâu vào điểu tra nghiên cứu, họ càng tin rằng chính dòng
hải lưu này đã làm cho thời tiết trên Trái Đất biến đổi xấu đi.
Có thật là E1 Nino đã khiến cho thời tiết “nổi điên” lên như vậy không? Con
người đã lật giở lại những sự kiện đặc biệt trong lịch sử, cuối cùng thì sự thật cũng
được hé lộ. Lịch sử đã ghi chép lại những năm có sự biến đổi khác thường về khí
hậu. Trong đó có sự xuất hiện và hoạt động của E1 Nino. Trước kia, người ta chưa
từng nghiên cứu vể mối liên hệ giữa sự xuất hiện của E1 Nino và sự biến đổi của
thời tiết. Đến nay mới phát hiện ra rằng chúng lại thường xuất hiện liến kê' với
nhau, rất thân thiết nhịp nhàng.
Một dòng hải lưu nóng nơi xích đạo của Đông Thái Bình Dương tại sao lại có
thể “phá hoại” hoạt động ổn định của vòng tuần hoàn khí quyển, ảnh hưởng đến
sự biến đổi của khí hậu trên Trái Đất được?
Hóa ra, đại dương bao la chính là bộ máy điểu tiết nhiệt độ và độ ẩm kì diệu
của Trái Đất. Nguyên nhân chính của việc biến dổi thời tiết là do bầu không khí
hấp nhiệt không đều. Đại dương cung cấp nhiệt lượng cho bầu khí quyển. Nhiệt
độ nước biển tăng lên thì lượng nhiệt mà nó cung cấp cho bầu khí quyển cũng
tăng lên. Ngược lại, nhiệt độ của nước biển giảm xuống cũng khiến cho lượng
nhiệt dược cung cấp vào khí quyền giảm xuống. Diện tích bể mặt đại dương mênh
mông rộng lớn, độ sâu cũng khôn cùng. Độ hấp thụ nhiệt của nó lớn hơn rất
nhiêu so với bẩu không khí. Nếu như 1 mét khối nước biển giảm 1 độ c, lượng
nhiệt tỏa ra có thể khiến nhiệt độ của 3000 mét khối không khí tăng lên 1 độ c.
Bên cạnh đó nước biển luôn chuyển động, lượng nhiệt trên bể mặt nước biển có
thể bị truyền xuống những tầng sâu hơn dưới đáy biển, khiến cho toàn bộ nước
biển đểu trở thành nơi dự trữ nhiệt lượng. Nếu làm giảm 1 độ c của tầng nước
biển bề mặt trong vòng độ sâu khoảng 100 mét của toàn bộ các đại dương và biển
trên Trái Đất, lượng nhiệt được tỏa ra có thể khiến bẩu không khí của cả Trái Đất
tăng 60 độ c.
25