Page 88 - Con Hỏi Bố Mẹ Trả Lời
P. 88

dạ dày, cao huyết áp  (không liên quan đến gan).  Cách này cũng

      không giúp hàn gắn được mối quan hệ đang bị sứt mẻ. Cách cuối
      cùng là biết kiểm soát cơn nóng giận, không vội quyết đoán mà bình
      tĩnh nhìn lại vấn đề, tìm hiểu rõ nguyên nhân. Đây chính là cách tốt

      nhất để xử lý vấn đề tranh cãi. Ai cũng có lúc nổi nóng và đều phải
      đối mặt với một số hậu quả sau khi cơn nóng giận đã qua (đổ vỡ

      trong quan hệ bạn bè, sự xa lánh của con cái, sự buồn phiền của
      người thân...). Dù là ai hay trong bất kỳ tình huống nào thì nổi nóng
      cũng không thể  được  xem  là  cách  tốt  để  giải  quyết  mâu  thuẫn.
      Thương lượng và giải quyết các vấn đề tranh chấp trong ôn hòa

      luôn có những kết quả tốt hơn. Ngoài những ảnh hưởng xấu trong
      xã hội, việc nổi nóng còn gây những nguy hiểm cho sức khỏe bản

      thân của người không tự kiềm chế được như mắc chứng cao huyết
      áp, bệnh tim mạch.  Do đó, chúng ta nên học cách kiềm chế cơn
      nóng giận để giải tỏa sự căng thẳng, gỡ dần mâu thuẫn và tiến tới
      xóa bỏ hẳn mâu thuẫn. Để chủ động kiềm chế cơn nóng giận, hãy

      hít thở sâu nhiều lần, tự nhủ với mình nhiều lần "Hãy bình tĩnh!",
      sau đó cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây bực mình, suy nghĩ đến

      những ưu điểm của người làm mình tức giận, suy nghĩ kĩ trước khi
      phát  biểu  và  đừng bao  giờ  dùng  những  lời  lẽ  nặng  nề  với  đối
      phương vì như vậy sẽ làm đối phương cũng giận dữ, càng làm cho

      nguy cơ xung đột bùng nổ.  Sau này, dù mâu  thuẫn đã được giải
       quyết thì tình cảm giữa hai người cũng ít nhiều bị sứt mẻ. Trong tất
       cả các loại cảm xúc, cơn nóng giận gây tổn hại nhiều nhất vì nó ảnh

       hưởng ít nhất là đến hai người. Nóng giận là một cảm xúc tự nhiên
       của  con  người.  Nếu  kiểm  soát  được  các  cơn  nóng  giận,  không
       những chúng ta cảm thấy hài lòng với cuộc sống mà còn có thể gặt
       hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93