Page 7 - Chữa Bênh Cao Huyết Áp Và Biến Chứng
P. 7
Đông y và là con đường tu tâm dưỡng tính nhu hòa để
bảo tồn nội lực của Tinh-Khí-Thần, nội lực của tinh là
tinh lực, nội lực của khí là khí lực và nội lực của thần là
thần lực.
Chúng ta thường biết đến khí công Tài Chi của
Trung Quốc rút ra từ võ thuật Thái cực quyền của Tổ
sư Trương Tam Phong, kết hỢp giữa khí công hơi thở
và động tác theo biến động âm dương trong Thái cực
đồ, loại này thích hỢp cho người lớn tuổi tập luyện thể
lực bằng những động tác nhẹ nhàng chậm rãi dùng để
dưỡng sinh. Yoga cũng là loại khí công tập thể lực nhẹ
nhàng của Ân Độ. Ngoài ra còn các loại khí công thuộc
các trường phái Lão học luyện hơi thở qua ba Đan điền
trên cơ thể để tạo ra đời sống toàn vẹn về vật chất, tinh
thần và tình cảm của con người, ba yếu tô" đó là Tinh-
Khí-Thần, lấy tâm pháp diệt ái dục để tinh đầy đủ hóa
thành khí, luyện khí hóa thần, thần vững vàng không
dao động sẽ hòa đồng nhịp sinh học với môi trường thiên
nhiên trong vũ trụ gọi là Thần hoàn hư. Trường phái
Phật học do TỔ sư Đạt Ma sáng lập, mục đích cường
thân, kiện thể giúp thể lực khỏe mạnh để tu tâm luyện
tính không trở ngại, còn có loại khí công nhẹ nhàng cho
người lớn tuổi tăng cường thể lực là Đạt Ma Dịch cân
kinh. Thần y Hoa Đà chế ra môn khí công phòng bệnh
và chữa bệnh gọi là Ngũ cầm hí (hổ, báo, rồng, hạc, rắn)
để chữa bệnh phù hỢp với Ngũ tạng.
Cho đến ngày nay, khí công trên thế giới đã phát
triển lên đến hàng ngàn loại khác nhau, nhưng tạm
chia thành bốn loại;