Page 429 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 429
các loại hình hoạt động nhân đạo khấc theo quy định của pháp luật.
b) Các loại hình tổ chức Hội quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 6 do Hội thành lập trực tiếp lãnh đạo, quản
lý theo đúng tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
c) Ban Thiiờng vụ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hướng dẫn việc thành lập và tổ chức hoạt động của các loại
hình tổ chức Hội quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 6.
Điểu 7. Nguyên tắc tể chức và hoạt động của Hội
1. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đuợc tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, hiệp thương, thống nhất hành động
theo Điều lệ Hội và 07 (bẩy) nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đò - Trăng luũi liềm đỏ quốc tế.
2. Hoạt động của Hội được thực hiện theo nguyên tắc; Tự nguyện, không vụ lợi; công khai, minh bạch, đúng
mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả; không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của
dân tộc; tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điếu ước quốc tê' về hoạt động nhân đạo mà Việt Nam là
thành viên; sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ.
3. Cơ quan lãnh đạo của Hội thực hiện theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
4. Nghị quyết và quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội chỉ có giá trị thi hành khi có trên 1/2
(một phẩn hai) sô' ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tán thành.
Điểu 8. Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội
1. Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, được tổ chức 5
năm một lần. Đại hội có nhiệm vụ:
a) Oánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội nhiệm kỳ qua và quyết định phương hướng, nhiêm vụ của
Hội nhiệm kỳ tới;
b) Bổ sung, sùa đổi Diều lệ Hội;
c) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Trung ương Hội;
2. Khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng sô' ủy viên Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hoặc quả 1/2
(một phần hai) các tỉnh, thành Hội là hội viên đề nghị thì Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triệu tập
đại hội đại biểu toàn quổc bất thường.
3. Thành phần, sô' lượng đại biểu dự đại hội đại biểu toàn quốc và đại hội đại biểu toàn quốc bất thuừng do
Ban Chấp hành Hội quyết định.
4. Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại
biểu. Dại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu chỉ được tổ chức khi có trên 2/3 (hai phần ba) số hội viên chính thức
hoặc có trên 2/3 (hai phẩn ba) sô' đại biểu chính thức có mặt.
Điểu 9. Đai hội các câ'p của Hội
1. Đại hội đại biểu cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương được tổ chức 5 năm một lẩn; đại hội cấp cơ sở được
tổ chức 5 năm một lẩn dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu. Đại hội chi hội đặc thù và tổ chức
Hội trong trường học do Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quy định.
2. Đại hội các cấp có nhiệm vụ:
a) Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của cấp Hội nhiệm kỳ qua và quyết định phương hướng, nhiệm vụ
của cấp Hội nhiệm kỳ tới;
b) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra;
c) Góp ý các văn kiện đại hội cấp trên (nếu có) và bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên.
Điểu 10. Nguyên tắc biểu quyết tại đại hội
1. Đại hội thực hiện biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
2. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính
418