Page 389 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 389
+ Đối với ngân sách nhà nước cấp: Kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước cấp cho các
hoạt động của Đoàn (chỉ kiểm tra khi thấỵ có dấu hiệu vi phạm và có sự đồng ý cùa ban thường vụ
đoàn cùng cấp). Khi tiến hành kiểm tra can phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính.
+ Đối VỚI các nguồn thu khác: Tiến hành kiểm tra khi có sự đồng ý của ban thường vụ đoàn
cùng cấp; trong đó chú ý các khoản phân phối cho cán bộ, nhân viên, đầu tư cho sản xuất, làm
cônq tác từ thiện và giúp đỡ cơ sở, để lại quỹ phúc lợi của cơ quan đơn vị... Kiểm tra việc sự dụng
nguon thu này có đúng quy định của Nhà nước, có hợp lý, công bằng đảm bảo nguyên tắc bàn
bạc tập thể hay không.
+ Kiểm tra việc thanh, quyết toán các loại sổ sách, hóa đơn chứng từ theo quy định của Nhà
nước.
1.3-Quyền hạn;
a) Quyền được kiểm tra, giám sát cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn cấp dưới theo quy định
của Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn.
b) Quyền được yêu cầu;
- Được yêu cầu tổ chức Đoàn cấp dưới, cán bộ, đoàn viên và những người có liên quan báo
cáo, cung cấp tài liệu, chứng từ và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình kiểm tra.
- Được tham dự các hội nghị của cấp bộ đoàn cùng cấp và cấp dưới khi giải quyết những vấn
đề có liên quan đến công tác kiểm tra.
c) Quyền được đề nghị:
- Đề nghị đoàn cấp trên, các cơ quan của Đảng, Nhà nước trả lời, giải quyết những đơn thư
khiếu tố của đoàn viên, thanh niên.
- Đề nghị cấp bộ đoàn thi hành kỷ luật cán bộ, đoàn viên; đề nghị xóa tên các ủy viên ban
chấp hành hay ủy viên ban kiểm tra cùng cấp và cấp dưới theo đúng tính chất và mức độ vi phạm.
d) Quyền được đề nghị chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ các quyết định về kỷ luật của tổ chức
Đoàn và ủy ban kiểm tra cấp dưới:
Trong quá trình giải ouyết đơn, thư khiếu nại về kỷ luật hoặc kiểm tra việc thi hành kỷ luật của
tổ chức Đoàn cấp dưới đồi với cán bộ, đoàn viên và to chức Đoàn, nếu phát hiện thấy trường hợp
xử lý kỷ luật không đúng, ủy ban kiểm tra cấp trên có quyền yêu cầu đoàn cấp dưới sửa đổi; nếu
đoàn cấp dưới không sửa đổi thì ủy ban kiểm tra cấp trển có quyền báo cáo cấp bộ đoàn cùng cấp
hoặc cấp trên thay đoi hoặc xóa bỏ các quyết định về kỷ luật đó.
2- Cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn ủy viên của ủy ban kiểm tra
2.1- Cơ cấu, số lượng:
- ủy ban kiểm tra mỗi cấp gồm chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm và các ủy viên. Ngoài số ủy
viên chuyên trách công tác tại cơ quan thường trực cua ủy ban kiểm tra, cần co một số uy viên đại
diện cho các ban phong trào, đại diện đoàn cấp dưới, nên có ủy viên là cán bộ, đoàn viên công tác
tại cơ quan nội chính am hiểu pháp luật, nghiệp vụ kiểm tra, giám sát để giúp ủy ban kiểm tra hoạt
động hiệu quả.
- Cơ cấu, số lượng của ủy ban kiểm tra từng cấp cụ thể như sau:
a) ủy ban kiểm tra Trung ương Đoàn:
- Số lượng từ 15 đến 19 ủy viên
- Cơ cấu gồm: Chủ nhiệm là Bí thự Trung ương Đoàn hoặc ủy viên Ban Thường vụ Trung
ương Đoàn; các phó chủ nhiệm; một số ủy viên chuyên trách công tác tại cơ quan thường trực,
một số ủy viên đại diện cho các ban, các đơn vị thuộc Trung ương Đoàn, một số ủy viên đại diện
cho các tĩnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn.
b) ủy ban kiểm tra tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc trung ương.
- Số lượng từ 5 đến 9 ủy viên, riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nên có từ 7 - 11 ủy
viên.
- Cơ cấu gồm: Chủ nhiệm là phó bí thư hoặc ủy viên ban thường vụ tỉnh, thành đoàn; từ 1
đến 2 phó chủ nhiệm, số còn lại là các ủy viên, trong đó:
H- Từ 1 đến 3 ủy viên chuyên trách ở cơ quan thường trực ủy ban kiểm tra.
378