Page 386 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 386
Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Công an nhân dân giới thiệu nhân sự tham gia ban
chấp hành đoàn các cấp phải được sự đồng ý của cấp ủy đảng công an hoặc thủ trưởng cơ quan
xây dựng lực lượng cùng cấp.
PHẢN THỨ SÁU
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐOÀN
VÀ UY BAN KIỂM TRA CÁC CÁP
I- CÔNG TÁC KIẾM TRA, GIÁM SÁT CỦA BAN CHÁP HÀNH, BAN THƯỜNG vụ ĐOÀN
CÁC CÂP
1. Ban chấp hành, ban thường vụ đoàn các cấp có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác
kiểm tra, giám sát của Đoàn.
Nội dung lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát bao gồm:
- Ban hành các văn bản chỉ đạo: Nghị quyết, quy chế, quy định, hướng dẫn, chương trình, kế
hoạch... về công tác kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền;
- Chỉ đạo cấp bộ đoàn cấp dưới, các ban chuyên môn và ủy ban kiểm tra cùng cấp xây dựng,
thực hiện phương hướng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong từng thời gian; định kỳ tổ chức sơ kết,
tổng kết việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật;
- Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của ủy ban kiểm tra; quyết định quy chế làm việc
của ủy ban kiểm tra; quyết định việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ
làm công tác kiểm tra của Đoàn theo thẩm quyền về công tác cán bộ;
2. Ban chấp hành, ban thường vụ đoàn các cấp có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện
một số hoạt động kiểm tra, giám sát thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của ban chấp hành,
ban thường vụ đoàn cấp mình. Để thực hiện trách nhiệm này, ban chấp hành, ban thường vụ
đoàn xây dựng kế hoạch trong đó xác định rõ nội dung, đối tượng, thời gian, phương pháp tiến
hành kiểm tra, giám sát; tổ chức phối hợp lực lượng, phân công cụ thể từng ủy viên ban thường
vụ, ban chấp hành và các ban chức năng của Đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát.
- Nội dung kiểm tra, giám sát của ban chấp hành, ban thường vụ tập trung vào việc thực hiện
nghị quyết đại hội đoàn cùng cấp và cấp trên, các chỉ thị nghị quyết, các chủ trương công tác của
Đoàn. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế ở từng thời điểm, cấp bộ đoàn có thể trực
tiếp hoặc chỉ đạo ủy ban kiểm tra cùng cấp lựa chọn, cụ thể hóa nội dung kiểm tra, giám sát cho
phù hợp.
II- ỦY BAN KIỀM TRA CÁC CÁP CỦA ĐOÀN
1- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra
1.1- Chức năng:
- Tham mưu cho cấp bộ đoàn cùng cấp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của
Đoàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, đoàn viên, thanh niên.
- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát đối với cấp bộ đoàn và ủy ban
kiểm tra cấp dưới.
- Kiểm tra, giám sát cán bộ đoàn, đoàn viên (kể cả ủy viên ban chấp hành cùng cấp) và tổ
chức Đoàn cấp dưới về việc chấp hành Điều lệ Đoàn và thực hiện các nghị quyết, chủ trương
công tác của Đoàn.
1.2- Nhiệm vụ:
ủy ban kiểm tra các cấp của Đoàn có 06 nhiệm vụ (theo quy định tại điều 29, chương VII,
Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh). Bao gồm:
a) Tham mưu cho ban chấp hành kiểm tra việc thi hành Điều lệ, nghị quyết, chủ trương của
Đoàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, thanh niên.
- Nội dung:
+ Kiểm tra thực hiện Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn;
+ Kiểm tra việc triển khai, thực hiện nghị quyết và các chủ trương công tác của Đoàn đối với
cán bộ, đoàn viên, tổ chức Đoàn cấp dưới;
375