Page 152 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 152
. Các đại công thắn trong lịch sứ Việt Nam 153
Dưới quyền cai quản của Nguyễn Văn Giai, triều đình Lê
Trung hung còn giữ được sự thống nhất nội bộ, mặc dầu xu
hướng suy thoái đã không tránh được. Tuy không ngăn cản
được Trịnh Tùng giết vua Lê Kính Tông vào năm ló 19 nhưng
ông ra sức nắm cuơng triều chính, không để xẩy ra chuyện lục
đục, năm bè bảy mảng. Khi có những mâu thuẫn tranh chấp
giữa hai con Trịnh Tùng là Trịnh Tráng và Trịnh Xuân,
Nguyễn Văn Giai đã cố sức dập tắt, cuối cùng bắt được Xuân
vé cho Tùng trị tội, nhờ đó các thế lực phản loạn bị dẹp yên.
Để chia bớt quyền hành của chúa Trịnh, ông đã có sáng
kiến lập ra Phủ Thừa tướng bên cạnh Phủ chúa, ngấm ngầm
bảo vệ vua Lê.
Nguyễn Văn Giai nổi tiếng là người thanh liêm, tự ông nêu
gưong cho các quan noi theo, ngay cả chúa Trịnh cũng kiềng nể.
Gia phả còn ghi lại lòi ông răn bảo triều thần: Ta giữ việc triều
chính cốt cho liêm chính, không nhận hối lộ của bất kỳ ai. Người
có tài đức thì phải biết trọng dụng; ai có lỗi lầm phải biết lựa lời
can ngăn; ai oan uổng phải biết cứu xét phân minh cẩn trọng và
bênh vục; kẻ nghèo khó phải ra tay giúp đỡ. Không nên làm
những điều bất chính để tích trữ vàng ngọc làm giàu; phải biết tu
nhân tích đức cho đời sau con cháu vậy. Nhưng ông cũng là
người mang tư tường chính thống cứng nhắc, đem tài sức mình
dụTig lại một thế lực thực tế đã mất vai trò lịch sử.
Ông mất khi đang tại chức ngày 13 tháng Giêng năm Mậu
Thìn, tức 27-2-1628, thọ 75 tuổi. Triều đình truy tặng ông là
Đại tư đồ, thụy là cẩn Độ.
“Tên tuổi tể tướng Nguyễn Văn Giai đã đi vào sử sách như
một bậc tể phụ đầu triều lừng lẫy cách đây hon bốn trăm năm.
Lầy lùng đến mức xung quanh ông có cả một kho huyền thoại
được thêu dệt ngay lúc ông còn sống và cứ thế lưu truyền đan
xen vói sự thật. Vì thế, cả huyền thoại lẫn thơ ca của ông từ