Page 153 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 153
154 Tủ sách ‘Việt Nam - đất nưùc, can ngưàí"..
lâu đã đan kết với nhau, tạo nên một hiện tượng phức họp,
một hiện tượng “văn sử bất phân”, cần được giải mã”’’*.
Trong những giai thoại về Tể tướng Nguyễn Văn Giai có
câu chuyện ông với đền Đồng cổ và dân làng Đan Nê.
Khi ra Thăng Long học hành, thi cử, trên đường qua
Thanh Hóa, ông dừng lại ở làng Đan Nê (Yên Thọ, Yên Định),
vừa đi làm thuê kiếm sống, vừa sôi kinh nấu sử. ông đã được
một nhà họ Lê ở gần núi Khả Lao cho ở trọ, học hành thi đỗ
được bổ làm quan Hiến sát sứ lộ Thanh Hóa.
Dựa vào một bộ “Tập truyện”, gia phả kể lại, Nguyễn Văn
Giai có sức ăn rất khỏe. Một hôm từ kinh đô trở về, qua làng
Đồng Cổ ở Thanh Hóa thì trời tối, không tìm ra quán trọ, ông
ghé vào bên đền Đồng cổ ngủ tạm, chợt thấy trên bệ thờ có cỗ
xôi, chai rượu và một vai lợn luộc bày sẵn, đang lúc đói liền hạ
xuống đánh chén. No say túy lúy rồi, ông lần vào hậu cung
ngủ luôn một giấc. Khi mọi người đến chia phần thấy cỗ cúng
đã biến mất, vội đi tìm mà không biết thủ phạm ở đâu. Sáng
ra, viên thủ từ mới tìm thấy ông, bèn trói lại giải về cho người
làng tra hỏi. Bỗng có một vị trưởng giả trong làng đến bảo:
“Thôi, hãy cời trói cho người ta đi”. Hỏi thì vị này cho biết,
đêm qua nằm mộng thấy ông thần của làng hiện về bảo rằng
anh thanh niên đây vốn có túc duyên với mình: bữa cỗ tế thần
đem đăi anh ta là ý của thần, xin làng đừng nặng lời trách
mắng. Nói rồi vị trưởng giả hỏi ông: “Thư sinh mà ăn khỏe
như cậu phỏng ăn bao nhiêu mới đủ?”, ông đáp: “Ăn bao
nhiêu cũng không xuể”. Người làng nghe vậy vội bảo nhau
mỗi người về nấu một niêu com chímg một bát gạo lật, đem
' Tể tướng vá nhà thơ Nguyễn Văn Giai - Thứ phán tích một hiện tượng tích
hợp giữa folklore và ván học viết - Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Viện Văn học,
Hà Nội - Tạp chí Thời đại mới sô 4 - tháng 3-2005).