Page 117 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 117
118 Tií sách ‘Việt Nam - đất nước, can người'..
Lê Thánh Tông phong lên làm Thượng Trụ quốc Thái sư, kiêm
Thái tử Thái sư Lân Quốc công, ông được nhà Vua cho thay
mặt mình đi Thanh sát 13 Đạo của đất nước Đại Việt, từ ải Pha
Luỹ (tức Hữu Nghị quân bây giờ) cho đến tận Phan Lung (tức
Phan Rang ngày nay), là đất cực Nam của Đại Việt, để nắm
tình hình và đề xuất kế sách hưng thịnh đất nước Đại Việt.
Trong “Ngọc phả họ Đinh” còn ghi được rất nhiều chuyện về
kế sách của Thượng trụ Thái sư Đinh Liệt làm cho nước Đại
Việt trở nên thịnh vượng giầu có.
Mùa Xuân năm Hồng Đức thứ mười, tức năm Kỷ Hợi-
1479, Thượng trụ Thái sư Đinh Liệt đã tròn 80 tuổi ta, ông xin
được về dưỡng lão. ông đã dâng tặng nhà Vua và triều quan
quyển sách nổi tiếng của ông là: “Đinh Thị triết gia”, được Vua
Lê Thánh Tông và triều đình coi như là “Thiên di huấn” mà
ông để lại cho triều đình, ông được phong đất ở Đống Cải tộc,
thuộc huyện Nông Cống, phủ Thanh Hoa xưa (nay là làng
Đông Cao, xã Trung Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh
Hoá), do chính người con trai trưởng của ông là Binh bộ
Thưong thư Thắng Quân công Đinh Công Đột, trực tiếp đi tìm
đất phong và xây dựng nên Tân Ấp mới của cha mình. Trong 3
năm hối hả xây dựng làng, cuối năm 1482 Công Đột rước cha
xuống thăm Tân Ấp. về sau thì đổi thành làng Đông Đôi, ngày
nay là làng Đông Cao.
Đinh Liệt mất ngày 13 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ
15, tức Giáp Thìn - 1484, thọ 85 tuổi, ông để lại cho con cháu
và dòng họ “Nhật ký Hồng Mai” với hàng trăm bài thơ nói lên
cảm xúc của ông qua gần 70 năm rèn luyệri và chiến đấu cho
đại cuộc, “Di cảo Đinh Liệt, nói về các chiến công vĩ tích của
ba anh em mình trong suốt gần bảy thập kỷ cống hiến cho
trăm họ xã tắc... và tác phẩm cuối cùng của ông là quyển
“Thiên gia huấn” rất nổi tiếng để lại cho con cháu và các hậu