Page 260 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 260

250 •   BÌNH ĐỊNH,  QUY NHƠN (056)


          có  3 tháp nằm sát đường.  Các tháp này là  những tháp lớn
          nhất của Chiêm Thành còn tồn tại. Tháp Giữa lớn nhất, cao
          36m. Phong cách rất đặc biệt khác hẳn các tháp khác. Tháp
          chịu ảnh hưởng Khmer, nóc tháp không vuông mà gần như
          chóp tròn,  và  có  rất nhiều tượng đá.  Niên  đại  của tháp  có
          thể là thế kỷ  12.
             Các  nhà  khảo  cổ  Pháp,  không biết  dựa  theo  tiêu  chuẩn
          nào, vẫn gọi tháp Thốc hốc là tháp Vàng,  tháp Cánh Tiên
          là tháp Đồng, tháp Bánh ít là tháp Bạc, tháp Dương Long
          là tháp Ngà.
          Tháp Thú  Thiện
          Cách  trung tâm  Quy Nhơn  chừng 35km.  Từ Quốc  lộ  19  rẽ
          vào l,5km (có tấm bảng chỉ đường). Nếu đi xe buýt, tuyến sô
          6, xuống ở ngã ba, thì đi bộ vào vì chỗ này không có xe ôm.
          Một ngọn tháp đơn độc, giữa vùng đất bằng phảng, bị hư hại
      (N
          nhiều, niên đại thế kỷ  11.
      ọ'
      oi  Làng  rượu  Bàu Đà  Cù  Lâm
          Làng Cù Lâm thuộc xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, cách trung
      't ỉ
      -Õ  tâm Quy Nhơn khoảng 30km. Từ Quy Nhơn, đi ngã ba Phú
          Tài, cầu Bà Di, vào Quôh lộ  19. Đến Nhơn Tân (ngã tư Quán
          Cai  Ba),  rẽ  phải.  Nếu  đi  từ thị  trấn  Bình  Định,  theo Tỉnh
          lộ 636B, qua cầu Phụ Ngọc rẽ trái, cổng làng sát ngay bên
          đường, có dòng chữ: ‘Làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá’.
          Dân làng đa số làm nghề  nấu rượu thủ công.  Rượu Bàu Đá
          là loại rượu gạo nặng độ, thơm, uống có hậu ngọt.

          Hầm  Hõ
          Cách Quy Nhơn 50km. Từ Quy Nhơn, đến thị trấn Phú Phong,
          thay vì  rẽ  phải  vào  điện Tây  Sơn,  đi  tiếp  trên  Quôc  lộ  19
          một đoạn ngắn, đến tấm bảng ghi ‘Thắng cảnh Hầm Hô’, rẽ
          trái đi thêm 7km.
             Hầm Hô là một đoạn trên dòng sông Kút. Đi Hầm Hô cần
          thời gian cả ngày, và chỉ nên đi trong mùa khô. Mùa nước lũ
   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265