Page 256 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 256
246 • BÌNH ĐỊNH, QUY NHƠN (056)
Tháp khá to lớn, cao 20m, nằm trên đất bằng, giữa khu
dân cư. Niên đại khoảng cuô'i thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11, là
tháp Chăm cổ nhất ở Bình Định. Tuy hư hại nhiều nhưng
vẫn còn một số chạm khắc trên gạch. Sát bên tháp là chùa
Thiên Trúc, trong chùa có một linga, có lẽ trước kia thờ trong
tháp Bình Lâm.
Chùa Õng Núi
Từ tháp Bình Lâm, đi tiếp thêm chừng 15km đến chùa ông
Núi. Tuyến xe buýt sô' 7 cũng ngang địa điểm này. Nhưng
đường ngắn nhất là qua cầu Thị Nại rồi theo tuyến đường
ven biển. Nên chọn lúc mát trời, vì đường leo núi ít cây côl.
Tên chính thức là chùa Linh Phong. Tương truyền vào
cuô'i thế kỷ 17, có một vị sư là Lê Ban, ở trong hang đá, mặc
<N
O" áo vỏ cây, gọi là ông Núi, tu ở đây. Lên chùa, phải theo con
đường các bậc đá lên độ cao lOOm, lưng chừng núi. Từ đây,
<N
nhìn ra biển, và bán đảo Phương Mai. Từ chùa, có lối đi lên
hang Tổ, một hang đá, có suôi nước, giữa vô vàn khôi đá lớn.
Bãi biển Trung Lương
Trước khu vực chùa ông Núi. Bãi cát dài, rộng. Những chỗ
núi ra sát biển có bãi đá đẹp. Chú ý khi mùa biển động có
nhiều chỗ xoáy nước nguy hiểm.
Chùa Thiên Hưng
www.chuathienhung.com. Chùa nằm gần cầu Đập Đá trên
Quốc lộ 1, điểm đến đang được ưa chuộng. Chùa mới xây
dựng, sư trụ trì chưa già, tuy vậy có thể là chùa có quy mô
to nhất tỉnh Bình Định. Chánh điện là tòa nhà kiểu giả cổ
nhiều tầng, tượng Phật lớn trên giả sơn, tháp cao, nhà cổ,
hồ sen, vườn cảnh...
Thành Đồ Bàn, Hoàng Đế thành
Vị trí toà thành xưa bây giờ gần thị trấn Đập Đá trên Quốc
lộ 1, cách Quy Nhơn chừng 27km. Một vùng quê hiền hoà,
với những con đường làng dưới lũy tre.