Page 255 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 255
BÌNH ĐỊNH, QUY NHƠN (056) • 245
nhỏ hướng đông là cổng vào khu vực. Tháp chính cao nhất
là điện thờ. Bên cạnh là tháp mái hình chiếc thuyền, nơi dể
kinh sách, đồ tê tự. Bố cục này giông bố cục cụm tháp Pô
Klông Giarai ở Phan Rang.
Thời gian (và con người) đã tàn phá nhiều nhưng vẫn còn
đây đó những hình người, chim, thú nhảy múa. Và đây là
một đài quan sát lý thú, nhìn được toàn cảnh biển núi và
(í
các tháp chăm khác ở xa xa. Õ
Kj
Trong lòng tháp chính, tượng thần Siva, là tượng phục chế
theo tỷ lệ 1/1. Tượng gô^c, một tượng Siva rất đẹp của tháp
Bánh ít, đã bị mang sang Pháp năm 1885, nay trưng bày ở
bảo tàng Guimet.
Eo Gió
Điểm du lịch đang lên ở Quy Nhơn. Từ trung tâm Quy Nhơn,
qua cầu Thị Nại, gặp dường lớn, rẽ trái. Đi chừng 12km, rẽ
phải ra khu dân cư xã Nhơn Lý. Dọc biển, núi đá thành hình
cánh cung, với Eo Gió ở giữa. Gần Eo Gió là tịnh xá Ngọc
Hòa. Đi về phía nam chừng Ikm là chùa Phước Sa. Tránh
những lúc trời quá nắng nóng.
Eo Gió là một hẻm núi nhỏ, nhìn ra một vụng biển toàn
đá. Bãi biển với những khối đá lô nhô. Xa xa, các đảo Hòn
Sẹo, Hòn cỏ... Nếu đến vào mùa hè, thuê thuyền ra đảo chơi.
Tịnh xã Ngọc Hòa trên đồi nhỏ, khuôn viên rất rộng.
Đặc biệt có 2 tượng Quan Âm, đứng đâu lưng, cao vượt lên.
Chùa Phước Sa trên sườn núi, mới trùng tu, nhiều màu
sắc, và cũng có một tượng Quan Âm rất lớn. Từ chùa nhìn
xuống bãi Nồm, nơi kín gió, nhiều ghe thuyền neo đậu.
Thóp Bình Lôm
Từ trung tâm Quy Nhơn, theo đường Trần Hưng Đạo, qua
Cầu Đôi, đến ngã ba ông Thọ thì rẽ phải, đi về phía Tuy
Phước. Đến ngã tư Tuy Phước, rẽ phải, theo Tỉnh lộ 640. Từ
tỉnh lộ, vào tháp Bình Lâm chỉ Ikm. Đi xe buýt tuyến số 7.