Page 258 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 258

248 •   BÌNH ĐỊNH, QUY NHƠN (056)

          trên mộ vẽ một con dơi màu đỏ (dơi có nghĩa là Phúc : may
          mắn), sau mồ là bức bình phong trang trí chữ Thọ, sống lâu.
            Cả ông Võ Tánh và Ngô Tùng Châu đều được chôn ở Sài
          Gòn. Như vậy khu điện thờ này là một đài kỷ niệm các binh
          sĩ chết trận ở Bình Định, một kiểu đài liệt sĩ thời phong kiến.
          Tượng  voi Chiêm  Thành
          Nhớ xem hai con voi đá mà có lẽ  đã được dựng ở cung diện
          Chăm Pa.  Tượng voi đực cao 2 mét, rất hùng dũng và hiện
          thực.  Tượng voi cái nhỏ  hơn một chút, trang sức với vương
          miện, vòng cổ, dáng nhu mì.
      'S-   Đi xem voi thì từ cổng chính lăng Võ Tánh đi thẳng đường
          khoảng 100 mét, đến ngã ba chắn ngang, hai tượng voi lớn
      K>  nằm ngay hai bên lề đường.
          Thóp Cánh Tiên
          Tháp  nằm  đơn  độc,  vị  trí  theo  truyền
          thuyết  đúng  ngay  trung  tâm  thành  Đồ
          Bàn. Niên đại của tháp có thể là thế kỷ
          12. Kiểu thức được các nhà nghiên cứu gọi
          là ‘phong cách Bình Định’, các vòm cửa
          hình mũi giáo nhọn, vách tháp đơn giản,
          khoẻ  khoắn,  ít  trang  trí,  các  tầng  mái
          gom mạnh lại, ở góc là những ‘cánh tiên’.
          Chùa Thập Tháp
          Chùa do một nhà sư người Quảng Đông
          Trung Quốc là Nguyên Thiều khởi dựng năm  1665. Vật liệu
          dựng chùa có  gạch  lấy từ  10  ngôi  tháp  Chăm  ở vị  trí  này,
          bởi vậy chùa có tên Thập Tháp Di Đà tự.
            Lối vào  chùa từ Quôh lộ  1  chính là  phần tường mặt Bắc
          của  toà  thành  cổ  (sơ đồ  trang  247).  Trong cuộc  chiến  giữa
          Nguyễn  và  Tây  Sơn,  chùa  chắc  hẳn  phải  bị  hư hại  nhiều.
          Kiến trúc bây giờ do những đợt trùng tu hồi thế kỷ  18,  19.
          Một ngôi chùa cổ và đẹp, giữa vườn cây u tịch.
   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263