Page 362 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 362

Và  có  ý  kiến  khác  cho  rằng:  “Con  sông Hương ngoài  vẻ  đẹp  của  thiên  nhiên  tạo
      hóa,  sông Hương  còn  mang  vẻ  đẹp  từ góc  nhìn  lịch  sử và  văn  hóa  khác  với  con
      sông Đà”.
         Cần  tìm  hiểu  các  ý  kiến  trên  để tìm  thấy  vẻ  đẹp  của  hai  con  sông  đáng yêu,
      đáng nhớ ấy và có  sự khác  nhau như thế nào?

      II.  PHẦN TRỌNG TÂM:
         Vẻ đẹp con sông Đà và con sông Hương
        A. Ý  kiến  1:  Có  ý  kiến  cho  rằng:  “Con sông Dà và con sông Hương đều
      mang vẻ đẹp  từ công trình  nghệ  thuật của tạo hóa”.
         1.  Vẻ  đẹp  con sông Đà  Tây B ắc;
         +  Thơ mộng trữ tình dáng yêu:
                                 “Ai  về  Tây Bắc chớ quên,
                            Sông Đà thơ mộng,  trữ tình,  dáng yêu”,  (lời bày tỏ)
         Ai  một  lần  đã  về  thăm  Tây  Bắc,  làm  sao  quên  được  hình  ảnh  con  sông  Đà
      vừa thơ mộng,  trữ tình  đáng yêu vừa hùng vĩ,  hung bạo  đáng sợ mãi  mãi  là hình
      tượng  nghệ  thuật  là  công  trình  kiến  trúc  của  tạo  hóa  dành  trọn  cho  người  dân
      Tây  Bắc  từ bao  đời  nay.  Nhà  thơ  Nguyễn  Quang  Bích  từng nói  về  con  sông Đà:
      “Chúng  thủy  giai  đông  tẩu.  Đà  Giang  độc  bắc  lưu”  ý  nói  hầu  hết  các  con  sông
      đều  chảy  về  hướng  đông  nhưng  riêng  con  sông  Đà  lại  xuôi  dòng  về  hướng  bắc,
      chứng  tỏ  con  sông  Đà  mang  một  vẻ  đẹp  rất  riêng  giữa  vùng  trời  Tây  Bắc.
      Nguyễn  Tuân  với  cái  nhìn  của  một  người  nghệ  sĩ  tài  hoa,  tác  giả  đã  thi  vị  hóa,
      hình  tượng  hóa  con  sông  Đà  mang  một  diện  mạo,  dáng  vẻ  như  một  con  người,
      người  thiếu  nữ  miền  sơn  cước  thật  đáng  yêu.  Dòng  sông  Đà  như  một  áng  tóc,
      suôi  tóc  “tuôìi  dài,  tuôn  dài”  mượt  mà  thướt  tha  giữa  đất  trời  Tây  Bắc  lúc  vào
      xuân,  bờ sông Đà,  “hoang dại  như một bờ tiền  sử” có  lúc  “bờ sông hồn  nhiên  như
      nỗi  niềm  cổ  tích  tuổi  xưa”  gợi  cho  chúng  ta  tìm  thấy  nét  đẹp  bờ  sông  Đà  vừa
      hoang  sơ  vừa  hồn  nhiên  tĩnh  tại  thật  quyến  rũ,  nhìn  về  nước  sông  Đà  lại  có
      nhiều  sắc  màu  biến  đổi  theo  bước  đi  của  thời  gian,  mỗi  mùa  mỗi  vẻ,  khi  mùa
      xuân  về  nước  sông  Đà  với  “dòng xanh  ngọc  bích”  như màu  của  lá  cây  rừng  vừa
      đâm  chồi  nảy  lộc  rồi  khi  mùa  thu  trở  lại,  nước  sông Đà  với  sắc  màu  “lừ lừ chín
      dỏ  như  da  mặt  người  bầm  di  vì  rượu  bữa”,  chứng  tỏ  Nguyễn  Tuân  có  một  cái
      nhìn  thật  tinh  tế  sinh  động  từng  trạng  thái  dáng  vẻ  của  thiên  nhiên.  Tác  giả
      tiếp  tục  thổi  vào  lòng  sông  như  một  sinh  thể  có  hồn,  có  cảm  xúc  nhớ  thương,
      buồn  vui  lẫn  lộn  như  một  con  người  thực  thể  với  hình  ảnh:  “dòng  sông  quãng
      này  lửng  lờ  như  nhớ  thương  những  hòn  đá  thác  xa  xôi  còn  ở  lại  với  thượng
      nguồn  Tây  Bác”.  Chứng  tỏ  bút  pháp  Nguyễn  Tuân,  ông  đã  thi  vị  hóa  lòng  sông
      Đà  cũng  biết  nhớ  thương  những hòn  đá  thác  như người  bạn  đồng  hành  mà  bây
      giờ  vẫn  còn  khoảng  cách  chia  xa  và  lòng  con  sông  Đà  cũng  biết  vui  khi  nhìn
      thấy  “bãi  sông  Đà,  bờ  sông  Đà,  chuồn  chuồn  bươm  bướm  trên  sông,  chao  ôi!

                                                                                  361
   357   358   359   360   361   362   363   364   365   366   367