Page 364 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 364
* Sự hung bạo của thác đá, thác nưởc và âm thanh ghê rỢ n của con
sông Dà: Nguyễn Tuân tiếp tục khám phá hình ảnh con sông Đà từ công trình
nghệ thuật của tạo hóa thật sông động qua ngòi bút độc đáo của ông với hình
ảnh nhân hóa, giàu ngôn ngữ hình tượng: “Đá ở đây từ nghìn năm vẫn mai phục
hết trong lòng sông, mỗi lần có chiếc thuyền nào nhô vào đường ngoặt sông là
một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền” với đoạn văn miêu tả đầy kịch
tính gợi cho chúng ta hình dung những hòn đá, tản đá nằm giữa lòng sông Đà
mang diện mạo như một con người, một người du kích đang mai phục đế đánh
lén, tấn công con thuyền không một chút xót thương nhưng đó là vẻ đẹp của
thiên nhiên là công trình nghệ thuật của tạo hóa thật ấn tượng. Hình ảnh thác
nước sông Đà cũng thế, nó cũng dữ dằn hung hãn như một tên đô vật trong tư
thê tấn công, uy hiếp người lái đò và đập nát thuyền không một chút do dự được
khắc hoạ qua đoạn văn miêu tả sông động đầy kịch tính giữa thiên nhiên và con
người đang chiến đàu có khác gì như một cuộc thủy chiến trên sông với hình
ảnh: “mặt nước hò la vang dậy quanh mình ùa vào mà bẽ gẫy cán chèo, sóng
nước như thế quân liều mạng mà đá trái mà thúc gối vào hông vào bụng thuyền.
Có lúc chúng đội cả thuyền lên, nước bám lấy thuyền như đô vật túm lấy thắt
lưng ông Đò dõi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt”.
Qua đoạn văn miêu tả, ngòi bút Nguyễn Tuân đã khéo léo vận dụng mọi kiến
thức thật sinh động, giàu ngôn ngữ hình tượng càng giúp cho người đọc thấy rõ
thác nước sông Đà như một tên đô vật đầy hung hãn trong tư thế thượng phong,
hoàn toàn chủ động trên sông nước đang ra sức uy hiếp tấn công người lái đò
thật hung bạo nhưng trách gì thác nước ấy đó là vẻ đẹp của tạo hóa là uy lực kì
bí, hùng vĩ của thiên nhiên. Đặc biệt âm thanh từ thác nước sông Đà dội về như
tiếng vọng của con người, tiếng vọng của quá khứ của hồn thiêng sông núi lúc
thì nghe như “oán trách điều gì” lúc thì nghe như “van xin điều gì” có lúc như
“khiêu khích giọng gằn mà chế nhạo” cho chúng ta hồi tưởng về những cuộc thủy
chiến trên sông của ông cha ta từng đôi đầu với quân thù ngoại xâm phương Bắc
thuở trước, có lúc thành, có lúc bại trong sự nghiệp bảo vệ xây dựng đất nước
mãi mãi là vẻ đẹp của thiên nhiên là công trình nghệ thuật của tạo hóa không
dễ nào quên.
2. Sông Hương từ góc nhìn địa lí:
Chi tiết 1:
Sông Hương với cái nhìn đầu tiên giữa thượng nguồn, nó mang nhiều trạng
thái đầy cá tính, có lúc “hùng vĩ” như một bản trường ca giữa rừng Trường Sơn
có lúc “rầm rộ” giữa bóng cây đại ngàn, có lúc “mãnh liệt” vượt qua những thác
ghềnh và có lúc “cuộn xoáy” như những cơn lôh thật mạnh mẽ đầy ấn tượng và
có lúc sông Hương như người thiếu nữ Digan diễm kiều của đất nước Tây Ban
Nha thật đáng yêu.
3 6 3