Page 281 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 281
vội vàng mất đi nét đẹp trong đời sống ẩm thực. Thực hiện từng bước như thế,
sẽ tạo cho mình một cơ thể tráng kiện, một tinh thần minh mẫn. Vậy "Học để
nuôi dời” có ý nghĩa gì? Trước tiên ta cần phải học cái Và học như thế nào
để nuôi đời? Nói đến việc học, con đường học vấn là một kiến thức vô tận, đa
dạng, phong phú, mỗi người chúng ta có một quyết định đúng đắn để chọn cho
mình một ngành nghề nào phù hợp với năng lực, thị hiếu, năng khiếu cùng sự
đam mê thì việc học, mới đem đến hiệu quả để ứng dụng vào cuộc sông sau khi
rời ghế nhà trường, giảng đường. Phải xác định năng lực, sở trường, sở đoản của
mình thuộc về lãnh vực "khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội", ngành nào phù
hợp về năng lực, năng khiếu thì mới quyết định. Điển hình việc tư vâ'n mùa thi
mỗi năm do Báo Thanh Niên tổ chức là một bằng chứng cụ thể, hướng người học
sinh chuẩn bị bước vào con đường Đại học, họ phải chọn cho mình, học ngành
học gì phù hợp từ đó mới phát huy năng lực, óc sáng tạo và khi ứng dụng vào
cuộc sông sẽ có hiệu quả đem lại giá trị cho bản thân, gia đình, xã hội để cuộc
sông có ý nghĩa đó là "Học để nuôi đời".
3. Bên cạnh dó chúng ta phải nắm rõ học như thê nào dể có kết quả
cao nhất?
Không thế học theo lôi từ chương, chạy theo bằng cấp, thành tích, học vì sĩ
diện thì việc học sẽ tạo nên những kiến thức chết, những trí thức chết, kĩ năng
chết. Và khi bước vào đời sẽ hụt hẫng kiến thức, không áp dụng vào cuộc sôhg
thực tế, không mang lại hiệu quả, chứng tỏ việc học trở thành vô nghĩa.
Mở rộng: Hiện nay, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, ứng dụng vào nền kinh
tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phải mang tính cạnh tranh cao đế’
khẳng định chỗ đứng của mình thì chúng ta cần phải học, nghiên cứu thật nhiều.
Nói như Lênin: "Học, học nữa, học mãi " học thầy chưa đủ còn phải học ở bạn bè,
học từ cuộc sống mà lời người xưa có nói: "Đi một ngày đàng học một sàn khôn" hay
"học thầy không tày học bạn". Thực hiện được như thế, chúng ta mới tự tin khẳng
định chỗ đứng của mình trong xã hội. Quả thật, kiến thức thì vô tận mà suy nghĩ
của mỗi chúng ta là hữu hạn, không thể tự thỏa mãn bằng lòng ở chính mình để rồi
tự cao, tự đại mà phải biết cầu tiến, cầu thị, phải học hỏi, đón nhận những kiến thức
mới, những tinh hoa của nhân loại, của nền khoa học hiện đại, từng bước củng cố
kiến thức cho bản thân đó là những yếu tố cơ bản nhàm thực hiện phương châm
"Học để nuôi đời". Cần lưu ý, đây là tiếng nói của tuổi trẻ chuẩn bị bước vào đời,
làm sao, việc học ở nhà trường, giảng đường phải có một định hướng đúng đắn, một
chiến lược lâu dài, tránh đặt nặng về kiến thức, nhồi nhét kiến thức mà cần phát
huy sự sáng tạo cho bản thân, phải thực hành, thực tập cho thật nhiều, chọn nơi
thực tập tốt, học hỏi kinh nghiệm, từng bước tạo cho mỗi chúng ta có một kiến thức
vững vàng, một năng lực nhất định, một kĩ năng sống tốt, khẳng định chỗ đứng
trước cuộc sống, làm sao "như những con ong biết đem hương thơm mật ngọt đến
cho đời là học để nuôi đời".
280