Page 278 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 278

II. PHẢN THẨN BÀI
       Những bước cần thực hiện:
       1. Trước tiên giải thích "đường đi khó" có ý nghĩa như thê  nào?
       Hiểu  về  hai  từ  "đường đi"  cho  ta  hình  dung  đây  là  con  đường  mưu  sinh,  con
     đường lập  nghiệp,  còn  đường đạt  đến  mục đích, hoài  bão  của bản thân  cho tương
     lai.  ớ   đây  có  thể  là  con  đường  học  vấn,  con  đường  xây  dựng  sự nghiệp  hay  con
     đường để mưu cầu hạnh phúc...
       Nghĩ  về  con  đường  đi  để  đạt  được  mục  đích  đem  lại  hiệu  quả  cho  bản  thân,
     gia  đình  và  xã  hội  không phải  là  con  đường bằng phăng,  trơn  tru tiến bước  mà
     phải  đi  qua  những  đoạn  đường khó  khăn,  gian  khổ với  bao  hiểm  nguy,  trắc trở
     từ bên  ngoài.  Lý  Bạch  (Trung  Quôh)  từng  gọi  đó  là  "Hành  lộ  nan",  con  đường
     gian  khổ  đế  tìm  đến  vinh  quang.  Quả  thật:  "Ví  phỏng  đường  đời  bằng phẳng
     cả.  Anh  hùng  hào  kiệt  có  hơn  ai".  Chính  con  đường  gian  khổ  ấy  thì  phải  có
     "Gian  nan  rèn  luyện  mới  thành  công"  mới  khẳng  định  giá  trị,  thước  đo  nhân
     cách con người.
       2. Để hiểu rõ  hơn ý kiến này,  ta  cần giải thích tiếp  câu nói  "Đường đi
     khó  không  khó  vì  ngăn  sông  cách  núi,  mà  chỉ  khó  vi  lòng  người  ngại
     núi e sông" có ý nghĩa ra sao?
     Nói  đến  "ngăn  sông  cách  núi"  là  nói  đến  sự trở ngại,  hiểm  nguy  trên  con  đường
     mình  đang  đi  do  sự khắc  nghiệt  của  thiên  nhiên  do  yếu  tô" khách  quan.  Nhưng
     đây  là  yếu  tô' phụ,  nhất  thời,  tạm  thời  trong  một  thời  điểm  nào  đó  "mà  chỉ  khó
     vì lòng người  ngại  núi  e sông”  mới  là yếu tô' quan trọng,  quyết  định  sự thành bại
     của  mỗi  chúng  ta,  đó  là  yếu  tô' con  người,  yếu  tô' chủ  quan  xuất  phát  từ nội  lực,
     thực  lực  của  mỗi  con  người.  Đó  là ý  chí,  sự quyết  tâm bằng sức  mạnh  tinh  thần,
     sức  mạnh  nội  lực  để  làm  chủ  bản  thân,  làm  chủ  hoàn  cảnh  thì  mới  vượt  qua,
     chinh  phục  trước  mọi  khó  khăn,  hiểm  nguy  như  lời  người  xưa  từng  nói  "có  chí
     thì  nên"  hay "có công mài  sắt có  ngày nên kim".
        Nhấn  mạnh:  Nếu con  đường đi  gian  nan hiểm nguy  như thế,  chúng ta không
     có  yếu  tô' nội  lực,  không  có  ý  chí,  nghị  lực  thì  không  có  sự  quyết  tâm,  sẽ  chùn
     bước  đưa  đến  thâ't  bại,  nản  lòng.  Ngược  lại,  dù  con  đường  đi  có  khó  khăn  cách
     trở nhưng với  một  người có ý chí,  nghị  lực,  là chỗ  dựa tinh thần vững chắc  để họ
     tự  tin,  vượt  qua  mọi  gian  khó.  Với  họ  "thất  bại  là  mẹ  thành  công",  thất  bại
     nhằm  rút  ra  những  kinh  nghiệm,  "thua  keo  này  bày  keo  khác".  Nếu  không  có  ý
     chí  và  nghị  lực,  "lòng  người  dễ  ngại  núi  e  sông"  và  khi  thất bại  dễ  đâm  ra chán
     nản,  buông xuôi  phó  mặc,  tự ti,  đánh  mất  chính  mình.  Chúng ta phải hiểu  rằng:
     "ở  đời  này  không  có  đường  cùng  chỉ  có  những  ranh  giới  điều  cốt yếu,  phải  có
     sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy".  (Nguyễn Khải)
        Dẩn  chứng:  Hàng  loạt  những  dẫn  chứng  từ văn  học  lẫn  cuộc  sống  chúng  ta
     thấy rõ ý chí,  nghị  lực  "không ngại  núi  e sông"  là yếu tô' quan trọng quyết định  sự


                                                                                 277
   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283