Page 235 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 235
về cái chết cao đẹp ấy, chúng ta lại nhớ bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-cá” qua ngòi
bút Thanh Thảo trích trong tập “Khối vuông ru-bích" iuất bản năm 1985, nhà
thơ khắc họa hình tượng Lor-ca, một người con của đất nước Tây Ban Nha,
người nghệ sĩ tài hoa, người chiến sĩ vì khát vọng tự do, công lí cho đất nước
mãi mãi đế’ lại cho đời cho vàn học nghệ thuật những vẻ đẹp khó quên.
II. PHÂN TRỌNG TÂM
1. Vẻ đẹp 1 (sáu câu thơ đầu): Lor-ca một người con nặng tình với
đất nước.
Nhớ về Lor-ca là nhớ về một nghệ sĩ tài hoa, một chiến sĩ vì khát vọng tự do
công lí, ước vọng của Lor-ca làm sao đất nước Tây Ban Nha đối mới về con
đường chính trị và cách tân nghệ thuật, phù hợp trước xu thế phát triển của
thời đại. Đây là khát vọng hoài bão chính đáng, có một cái tầm và cái tâm thật
sáng ngời của Lor-ca, mong đất nước Tây Ban Nha đối mới phát triển giàu đẹp.
Nhưng Lor-ca, đứng trước bọn phát xít Phrăng-cô bạo tàn, bảo thủ. Chúng muôn
dập tắt ngọn lửa đấu tranh của Lor-ca, bằng hành động đê hèn tàn bạo, chúng
đã sát hại Lor-ca vào ngày 19-8-1936 rồi quăng Lor-ca xuông giếng sâu. Thanh
Tháo thương tiếc người nghệ sĩ tài hoa, người chiến sĩ nặng lòng với đất nước,
tác giả vièt lên những vần thơ đầu tiên với tiếng gọi: “Tây Ban Nha. Áo choàng
đỏ gắt. Li-la li-la li-la”. Với thề thơ tự do, giàu nhạc tính, hình ảnh tiêu biểu,
tượng trưng, cho chúng ta hình dung “áo choàng dỏ gắt" là hình ảnh những
chàng dũng sĩ với chiếc áo choàng đỏ thắm chuẩn bị ra đâu trường, chiến đâu
với những chú bò tót, là nét đẹp văn hóa của đâ't nước Tây Ban Nha. Nhưng
hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” với nét thơ của Thanh Thảo không phải là những
chàng dũng sĩ chuẩn bị chiến đâh với các chú bò tót mà ở đây là công dân Lor-
ca, người nghệ sĩ tài hoa, người chiến sĩ dũng cảm đang đôi đầu với bọn phát xít
bạo tàn Phrăng-cô của đất nước Tây Ban Nha lúc ấy. Với Lor-ca, ông mong làm
sao cách tân về nghệ thuật, đổi mới về chính trị, đế đất nước Tây Ban Nha
mang bộ mặt mới phù hợp trước xu thế phát triển của thời đại. Nhưng xót xa
thay! Lor-ca vẫn “di lang thang về miền đơn độc", chứng tỏ con đường đấu tranh
của Lor-ca chỉ một mình một ngựa cùng “với vầng trăng chếnh choáng. Trên yên
ngựa mỏi mòn". Hàng loạt từ láy gợi cảm, “đơn độc”, “chếnh choáng", “mỏi mòn”
cho người đọc tìm thấy con đường đấu tranh của Lor-ca chưa tìm được lôì ra như
“những tiếng dàn bọt nước” đã vỡ tan ra và Lorca vẫn mang tâm trạng khắc
khoải, ưu tư, đau đáu. Cuôl cùng Lor-ca phải đón nhận cái chết. Tại sao Lor-ca
phải chịu cái chết oan khuất như thế? Vì Lor-ca nhìn thấy đất nước lạc hậu về
nghệ thuật, con đường chính trị độc tài bảo thủ, chủ nghĩa phát xít cần phải đổi
mới, phải thay đổi đế đem lại sự phát triển tôd đẹp cho đất nước Tây Ban Nha
là khát vọng chính đáng là hành động dũng cảm thế hiện cái tầm, cái tâm cao
234