Page 18 - Bí Mật Tháp Vẵn Xương
P. 18
lĩnh vực ngoại giao mà còn có nhiều đóng góp trong công việc
xây dựng luật pháp thời Lý. Nhưng lịch sử th ật trớ trêu, 11
năm sau (năm 1096), vị Thái sư này lại mắc phải trọng tội tày
đình. Sau những thành công lớn lao của Lê Văn Thịnh cùng
với tiếng tăm lẫy lừng mà ông đạt được, hẳn Lê Vãn Thịnh
đã trở thành một mối lo âu đối với vua quan bấy giờ. Vua thì
sợ Lê Văn Thịnh ngày kia có thế làm nguy hại ngôi báu của
mình; quan thi lu sự Lê Văn Thịnh có biệl tài, có quyền uy to
lớn có thể làm phương hại đến địa vị mà họ đang hưởng. Vì
vậy đã dựng nên “sự kiện hồ Dâm Đàm” để loại trừ một đối
thủ đáng ngại... Có lẽ vì thê mà họ đã dựa vào sự mê tín trong
dân chúng, tạo nên câu chuyện phản nghịch để có cơ hội tẩy
trừ một chông gai trước mắt?
2. THIỀN SƯ HUYỀN QUANG
(1254 - 1334)
H u y ề n (¿uung ( 1254-1334), Lên thật là Lý Đạo Tái, người
hương Vạn Tái, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng
Thái Bảo, Gia Bình, Bắc Ninh. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi
hội. Ông đỗ đệ nhát giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm
1272 (có tài liệu ghi 1274) và được bố nhiệm làm quan trong
Viện Nội Hàn triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ.
Sau này từ chức di tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lám. Là
một Thiền sư V¡VL Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử.
Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại.
Cùng với Trúc Lám Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa,
ông được xem là một Đại thiền sư cùa Việt Nam và người ta
xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của
Thiền tòng Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền An Độ.
16